HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH
  • Tại sao cần trường học xanh
    • Chuyện gì đang xảy ra?
    • Tại sao trường học cần hành động?
    • Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam
  • Giải pháp cho trường học
    • Các trụ cột của trường học xanh >
      • Chính Sách Quản Lý
      • Cơ sở vật chất
      • Giáo dục truyền thông
      • Thực hành xanh của học sinh
    • CÁC GIẢI PHÁP TRƯỜNG HỌC XANH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ >
      • Không khí​ >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Năng Lượng >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Rác Thải >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Nước >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Không gian xanh và các chủ đề khác >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
  • Các bước thực hiện
    • Thành lập Ban Môi trường
    • Khảo sát, đánh giá
    • Lập kế hoạch
    • Tổ chức thực hiện
    • Giám sát và đánh giá
    • Truyền thông và lan tỏa
  • Tài liệu tham khảo
    • Hướng dẫn chung
    • Chủ đề không khí
    • Chủ đề năng lượng
    • Chủ đề rác thải
    • Chủ đề nước
    • Chủ đề không gian xanh
    • Tài liệu tham khảo
    • Chú thích
  • Liên hệ

CHủ đề Rác thải

NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT​
Có cập nhật thông tin về tình trạng phát sinh, thu gom và xử lý rác thải tại trường học cho giáo viên, cán bộ, công nhân viên trong trường, học sinh và gia đình học sinh
Dự án “Trường học không rác” đã hỗ trợ một số trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện kiểm toán rác - điều tra về loại rác và số lượng rác trong trường. Kết quả kiểm toán ngày 31/3/2021 tại trường Tiểu học Lê Lai cho thấy lượng rác trong hai ngày của trường là 130kg, bao gồm 9kg rác có thể bán cho cơ sở thu gom phế liệu để tái chế, 74kg rác hữu cơ từ nhà bếp, lá cây và 47kg rác khác. Việc kiểm toán rác giúp vạch rõ thực trạng rác thải ở trường, từ đó cung cấp cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rác thải trong trường​
Ngoài ra, nhà trường có thể thực hiện các hoạt động tìm điểm nóng rác thải và điều tra thùng rác.


Picture
Ảnh: Học sinh trường TH Lê Lai tiến hành phân loại và kiểm kê rác thải (Nguồn: CAB)
Có các giải pháp/thiết bị nhằm quản lý rác thải hiệu quả
​

  • Thay thế các sản phẩm dùng một lần bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần
Nhiều trường học hưởng ứng hoạt động thay thế các sản phẩm dùng một lần bằng các sản phẩm có thể sử dụng nhiều lần, trong đó các trường MN Bình Yên B và THCS Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) đã hạn chế sử dụng chai nhựa, đồ nhựa dùng một lần trong các hoạt động hội họp bằng chai thủy tinh, cốc thủy tinh và cốc sứ
  • Tận dụng các đồ dùng cũ, hỏng để làm thành các đồ dùng học tập, dụng cụ giảng dạy
Nhiều trường học đã tận dụng các loại rác có thể tái chế như giấy bìa, túi nilon, chai lọ nhựa, bánh xe,... để làm thành đồ dùng và các mô hình phục vụ việc học tập và giảng dạy, đồ chơi cho học sinh, tiểu biểu như các trường MN Cẩm Tú (TP. Hồ Chí Minh), THCS Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội), THCS Nguyễn Huy Tưởng (Đông Anh, Hà Nội) hay trường TH Tràng An (Hoàn Kiếm, Hà Nội)  
Picture
Ảnh: Đồ chơi tái chế tại trường Mầm non Cẩm Tú (Nguồn: Saigon Online)
Picture
Ảnh: giáo viên trường TH Tràng An (Hà Nội) làm đồ dùng dạy học từ rác thải (Nguồn: TH Tràng An)
Picture
Ảnh: Đồ chơi tái chế phục vụ công tác dạy và học của giáo viên (Nguồn: MN Bình Yên B)
Tại tỉnh Bắc Kạn, 10 ngôi trường đã có sân chơi cho trẻ em được xây dựng mới, sử dụng các vật liệu tái chế từ nhựa hoặc lốp xe. Hơn 1000 trẻ em đã có những sân chơi an toàn, đầy cảm hứng với sắc màu sặc sỡ từ những hình trang trí. Phụ huynh và giáo viên đã góp hàng ngàn giờ công lao động để làm đồ chơi, láng sân và trang trí lại vườn cảnh, tạo cảnh quan sinh động cho trường học. Trẻ em từ các trường như tiểu học và mầm non xã Quang Phong, một xã miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, giờ đây không phải chơi trên sân sình lầy và mùa mưa và thay vào đó là một sân chơi nhiều màu sắc, an toàn, sạch sẽ, là nơi giao lưu thân thiện cho trẻ em giữa các buổi học.
Picture
Ảnh: Sân chơi tái chế tại trường TH Quang Phong, Bắc Kạn (Nguồn: Mizuiku – Em yêu nước sạch)
Dự án “Mizuiku – Em yêu nước sạch” đã hỗ trợ xây dựng 07 công trình nhà vệ sinh bằng gạch chai nhựa (eco-brick) tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, qua đó, giúp tái chế 26000 chai nhựa đã qua sử dụng với hơn 200kg rác thải nhựa cắt vụn, tiết kiệm 25% chi phi xây dựng so với công trình bằng gạch đất nung và mang đến giá trị cho hơn 4000 học sinh được thụ hưởng từ những công trình nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh dịch tễ.
Picture
Ảnh: Nhà vệ sinh được làm từ gạch sinh thái
  • Có bố trí hệ thống thùng chứa phân loại chất thải rắn sinh hoạt (tại lớp học, văn phòng, sân trường, bếp ăn, căng-tin...) phù hợp với tình hình phát sinh chất thải tại trường (ví dụ: có thùng, hố ủ phân hữu cơ, thu gom giấy tái chế/rác điện tử định kì...)​
Để thực hiện tốt việc phân loại rác, nhiều trường học đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, ví dụ như
  • Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đã cung cấp thùng phân loại rác ở mỗi tầng học. Nhà trường đã bố trí 8 thùng rác ở các góc hành lang gồm hai màu xanh lá (để chứa rác thải hữu cơ, bao gồm: đồ ăn, thức uống, hoa… bị hỏng) và màu vàng (chứa rác thải vô cơ như giấy báo, nilon, chai lọ…), giúp cho việc phân loại rác được thực hiện dễ dàng hơn.
  • Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng (Đông Anh, Hà Nội) bố trí các thùng rác phân loại Rác hữu cơ và Rác vô cơ để phân loại rác tại trường học
  • Trường THCS Nguyễn Phong Sắc (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có hệ thống thùng phân loại rác gồm rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế đặt tại sân trường, hành lang lớp học, nhà vệ sinh
  • Trường TH Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có hệ thống thùng phân loại rác thành rác tái chế (giấy, nhựa, kim loại) và rác sinh hoạt còn lại
  • Trường MN Bình Yên B (Thạch Thất, Hà Nội) có hệ thống thùng phân loại rác thành rác tái chế, rác hữu cơ, rác vô cơ và có hệ thống thùng ủ phân hữu cơ
  • Các thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tận dụng các đồ dùng cũ hỏng (túi giấy, thùng các tông, bìa...) để làm thành các thùng phân loại rác đặt tại từng lớp học trong trường. Những thùng rác này do chính tay các em học sinh trang trí và luôn được giữ sạch, để nhắc nhở các em thực hành giảm thiểu và phân loại rác hàng ngày, giữ gìn cảnh quan khuôn viên trường.
Picture
Ảnh: Học trường trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thực hiện phân loại rác (Nguồn: THCS - THPT Nguyễn Tất Thành)
Picture
Ảnh: thùng phân loại rác và thùng ủ rác hữu cơ của trường MN Bình Yên B (Hà Nội) (Nguồn: MN Bình Yên B)
Picture
Picture
Ảnh: Các thùng rác tái chế và thùng rác phân loại do trường Tiểu học Trần Nhật Duật chuẩn bị. (Nguồn: TH Trần Nhật Duật).
  • Có các giải pháp/thiết bị khác
Trường Mầm non Golden Kids (Long Biên, Hà Nội) đang áp dụng mô hình tháp rau và nuôi trùn quế để xử lý rác hữu cơ trong trường. Không chỉ vậy, nhà trường còn kêu gọi các gia đình học sinh sống ở khu vực gần trường thu gom rác hữu cơ trong nhà để mang tới trường xử lý. Nhờ vậy, trường đã tự cung cấp được một phần rau xanh, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của học sinh.
Picture
Ảnh: Mô hình tháp rau và nuôi trùn quế tại trường mầm non Golden Kids (Nguồn: Mầm non Golden Kids)
Một số trường học tại thành phố Đà Nẵng như trường THPT Ngũ Hành Sơn, trường THPT Sơn Trà đã kết nối với Trung tâm Xây dựng năng lực thích ứng (CAB) tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành chế tạo men vi sinh bản địa (IMO) để xử lý rác thải hữu cơ tại trường học và khu dân cư trong khu vực học sinh sinh sống.
Picture
Ảnh: Học sinh làm men vi sinh bản địa để xử lý rác hữu cơ (Nguồn: Báo Thanh Niên)
Hơn 800 trường học tại 30 quận, huyện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội đã tham gia chương trình thu gom vỏ hộp sữa. Vỏ hộp sữa được lưu trữ hợp vệ sinh và thu gom định kì theo tuần. Trong năm học 2019 - 2020, 491 tấn vỏ hộp sữa đã được thu gom và tái chế thành các sản phẩm hữu ích.
Picture
​Ảnh: Học sinh tham gia thu gom vỏ hộp sữa (Nguồn: Lagom Việt Nam)
  • Có khu vực thu gom đồ dùng thất lạc, đồ cũ để trao đổi 
Trường Tiểu học và Trung học Vinschool đã triển khai phòng chứa đồ thất lạc ở Vinschool, vừa khuyến khích học sinh bảo quản đồ dùng cá nhân và ý thức tôn trọng, "nhặt được của rơi trả lại người mất". Đồng thời, hoạt động này giúp kéo dại được tuổi thọ của đồ vật không may bị thất lạc. 
Picture
Ảnh: Tủ đồ thất lạc ở Vinschool
Trường Tiểu học Công Nghệ Giáo Dục Hà Nội tổ chức Phiên chợ "Cũ người - Mới ta" là nơi để các bạn học sinh mang những món đồ dùng cá nhân không dùng nữa và nhận lại một món đồ bất kì tại gian hàng của Ban tổ chức. Phiên chợ được gửi gắm thông điệp về lối sống tiết kiệm và thân thiện với Môi trường. 
Picture
Ảnh: Poster phiên chợ "Cũ người - Mới ta"
CHính sách quản lý
Cơ sở
​vật chất
Giáo dục truyền thông
THực hành xanh
Tài liệu
GIÁO DỤC

Picture
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 | Email: vietnam@livelearn.org
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com

Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Tại sao cần trường học xanh
    • Chuyện gì đang xảy ra?
    • Tại sao trường học cần hành động?
    • Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam
  • Giải pháp cho trường học
    • Các trụ cột của trường học xanh >
      • Chính Sách Quản Lý
      • Cơ sở vật chất
      • Giáo dục truyền thông
      • Thực hành xanh của học sinh
    • CÁC GIẢI PHÁP TRƯỜNG HỌC XANH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ >
      • Không khí​ >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Năng Lượng >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Rác Thải >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Nước >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Không gian xanh và các chủ đề khác >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
  • Các bước thực hiện
    • Thành lập Ban Môi trường
    • Khảo sát, đánh giá
    • Lập kế hoạch
    • Tổ chức thực hiện
    • Giám sát và đánh giá
    • Truyền thông và lan tỏa
  • Tài liệu tham khảo
    • Hướng dẫn chung
    • Chủ đề không khí
    • Chủ đề năng lượng
    • Chủ đề rác thải
    • Chủ đề nước
    • Chủ đề không gian xanh
    • Tài liệu tham khảo
    • Chú thích
  • Liên hệ