Bảng kiểm trường học xanh - Chủ đề nước
Your browser does not support viewing this document. Click here to download the document.
Tải file tài liệu tại đây
bang_kiem_nuoc.pdf | |
File Size: | 247 kb |
File Type: |
Các giáo viên có thể tham khảo các tài liệu dưới đây để thiết kế các hoạt động giáo dục truyền thông về chủ đề nước:
Dưới đây là các ví dụ thực tế đang được thực hiện tại các trường học ở Việt Nam:
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
- Xây dựng quy định, hướng dẫn về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
Trường Tiểu học Phúc Lợi (Long Biên, Hà Nội) đã xây dựng hướng dẫn về tiết kiệm nước cho học sinh và chia sẻ các hướng dẫn này trên trang web của trường. Các hướng dẫn nhà trường đưa ra không chỉ đề cập tới việc tiết kiệm nước khi rửa tay mà còn chỉ dẫn cách tiết kiệm nước khi tưới cây, làm sạch lối đi [47].
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước (vòi tiết kiệm nước, thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước…)
Tại tỉnh Bắc giang, giải pháp tiết kiệm nước đã được áp dụng trong các công trình nhà vệ sinh trong hơn 20 trường tiểu học, THCS trên địa bàn huyện Lạng Giang. Nhà vệ sinh được trang bị hệ thống cảm biến tự động mở, ngắt nguồn nước, xả nước tự động và phát ra tiếng nhạc, lời nhắc nhở học sinh có ý thức giữ vệ sinh chung. Hệ thống này được nghiên cứu, thiết kế bởi phòng GD&ĐT Bắc Giang và một số trường học, có chi phí rẻ hơn sản phẩm bán sẵn trên thị trường. Hệ thống hoạt động hiệu quả, giúp tiết kiệm nước, chi phí thuê nhân công vệ sinh, đồng thời giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường.
- Có hình thức tái sử dụng nước
Trường Tiểu học Lê Văn Việt (TP. Hồ Chí Minh) đã có sáng kiến lắp đặt vòi rửa tay tiết kiệm nước. Nước rửa tay của học sinh được tận dụng để tưới cây trong bồn [49].
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG
- Xây dựng và sử dụng các tài liệu truyền thông về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước tại trường học
Trường học tại Lạng Sơn đã vẽ các bức tranh sơn tường để truyền tải các thông điệp về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước tới học sinh một cách sinh động và gần gũi [50]. |
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về chủ đề nước:
Từ năm 2015 - 2021, các giáo viên tại 133 trường Tiểu học thuộc các địa bàn Hà Nội, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đồng Nai, Trà Vinh tham gia dự án “Mizuiku - Em yêu nước sạch” đã được tập huấn về chủ đề nước. Không chỉ cung cấp các kiến thức về thực trạng, nguyên nhân, tác động và giải pháp của các vấn đề về nước, các buổi tập huấn còn hướng dẫn giáo viên cách tổ chức các hoạt động giáo dục, thực hành về tiết kiệm và bảo vệ nước. |
- Lồng ghép chủ đề nước trong môn học chính khóa:
Từ ngày 16/03 - 07/04/2019, 3 lớp tập huấn thuộc dự án “Mizuiku - Em yêu nước sạch” đã được tổ chức cho 105 giáo viên và Tổng phụ trách của các trường tiểu học tại Lạng Sơn, Quảng Nam và Bến Tre. Sau khi tham gia khóa tập huấn, các giáo viên đã tổ chức các tiết học về chủ đề nước cho học sinh. Các tiết học đã vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm và truyền tải kiến thức về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước một cách dễ hiểu qua nhiều trò chơi sinh động [51]. |
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh về chủ đề tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
Chương trình ngoại khóa chủ đề “NGƯỜI BẠN NƯỚC” đã được tổ chức cho các học sinh tại trường THCS Trần Quang Khải và THCS Phạm Văn Đồng. Chương trình có nhiều hình thức hoạt động phong phú, như cuộc thi vẽ tranh “Nước trong trái tim học sinh Hòa Vang”, các trò chơi. Chương trình đã tạo được không gian vui chơi cho học sinh và trao cho các em cơ hội thuyết trình, chủ động nói lên ý kiến của bản thân và truyền tải các thông điệp về vai trò và tầm quan trọng của nước, của môi trường biển, cách sử dụng nước an toàn và tiết kiệm, mở rộng hơn là bảo vệ nguồn nước sạch, hạn chế rác thải nhựa, túi ni lông, ống hút nhựa vào môi trường [52]. |
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ THỰC HÀNH XANH CỦA HỌC SINH
- Theo dõi lượng nước tiêu thụ và thực hành tiết kiệm nước tại trường học và gia đình
Thực hành tiết kiệm nước không chỉ được thực hiện tại trường mà còn được thực hiện tại nhà. Trong thử thách “Thay đổi gia đình và bạn bè” của chương trình “Đại sứ xanh”, các học sinh đã cùng gia đình theo dõi lượng nước tiêu thụ và thực hiện các hành động tiết kiệm nước như:
- Xác định vấn đề về nước và xây dựng kế hoạch tiết kiệm nước tại gia đình
- Ghi chép lại số nước tiêu thụ hàng tháng
- Vặn vòi nước ở mức nhỏ vừa phải
- Luôn đặt một chậu nhỏ hứng phía dưới vòi nước khi rửa để tận dụng nước cho hoạt động sinh hoạt khác phù hợp như tưới cây, lau rửa...
- Kiểm tra rò rỉ ở vòi nước, bồn vệ sinh
- Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn cầu để giảm bớt lượng nước bị lãng phí khi xả
- Tích trữ nước mưa
- Sáng kiến bảo vệ nguồn nước:
Sau khi được học về chủ đề nước, các em học sinh ở một số trường tiểu học tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã thực hành làm nước tẩy rửa tự nhiên từ vỏ hoa quả (vỏ dứa, cam, chanh, bưởi…). Sáng kiến này vừa giúp tạo ra loại nước tẩy rửa an toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường và vừa góp phần giảm thiểu rác thải, tiết kiệm chi phí cho gia đình và trường học. |
- Tham gia bảo vệ nguồn nước tại địa phương:
Cứ đến dịp 23 tháng Chạp, các bạn học sinh trường THPT Lương Thế Vinh (Điện Biên) sẽ có mặt tại khu vực cầu Mường Thanh, cầu Thanh Bình, hồ Huổi Phạ… - các điểm thả cá chính trên địa bàn thành phố - để nhắc nhở người dân “thả cá chép đừng thả túi nilon”, “Hãy chung tay bảo vệ dòng sông lịch sử”, “Đừng để táo quân mang rác lên chầu”, “Giữ gìn bản sắc dân tộc, chung tay bảo vệ dòng sông lịch sử”. Hoạt động này thuộc chương trình “Chung tay bảo vệ dòng sông quê hương” và được thực hiện từ năm 2018. Hành động và lời kêu gọi của các bạn học sinh đã góp phần thay đổi tích cực hành vi của người dân địa phương. Đến năm thứ 2 thực hiện chương trình, hiện tượng túi ni lông bị vứt xuống nước sau khi thả cá, gây ô nhiễm nguồn nước và mất thẩm mĩ ở lưu vực sông Nậm Rốn đã không còn nữa. Thay vào đó, người dân đã trực tiếp bỏ túi vào các thùng đựng rác di động tại các điểm cầu [53]. |
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 | Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 | Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com