Bảng kiểm trường học xanh - Chủ đề không gian xanh
Your browser does not support viewing this document. Click here to download the document.
Tải file tài liệu tại đây
bang_kiem_khong_gian_xanh.pdf | |
File Size: | 251 kb |
File Type: |
Các giáo viên có thể tham khảo các tài liệu dưới đây để thiết kế các hoạt động giáo dục truyền thông về chủ đề không gian xanh và các chủ đề môi trường khác:
- Sách Em học Sống Xanh
- Tài liệu dành cho giáo viên về chủ đề Không gian sinh thái
- Khóa học trực tuyến về chủ đề BĐKH
- Sổ tay “ABC về Biến đổi khí hậu”
- Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với BĐKH
- Bộ thẻ trò chơi “Có phải Trái Đất đang sốt”
- Phim ngắn về chủ đề BĐKH
- Khóa học trực tuyến về chủ đề thiên tai
- Bộ thẻ trò chơi “Đừng sợ thiên tai”
- Chuỗi phim hoạt hình “Đừng sợ thiên tai”
- Website cung cấp các kiến thức về chủ đề biển
Dưới đây là các ví dụ thực tế đang được thực hiện tại các trường học ở Việt Nam:
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
- Xây dựng kế hoạch và thành lập Ban quản lý chăm sóc hệ thống cây xanh, cây bóng mát
Trường TH&THCS Tam Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc) đã thành lập Ban quản lý chăm sóc hệ thống cây xanh, bóng mát tại trường. Ban quản lý có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, phát hiện những cây sâu, mục, cây nghiêng, đổ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn; tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường trong việc cắt tỉa, đốn hạ, bảo đảm an toàn trong khuôn viên trường học [54]. |
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
- Thực hiện hoạt động điều tra và theo dõi tình trạng cây xanh ở trong và xung quanh trường học
- Tăng cường hệ thống cây xanh, xây dựng vườn trường
Xây dựng không gian nhiều cây xanh luôn là một mối quan tâm của Ban Giám hiệu trường Tiểu học Lê Văn Việt (quận 9, TP. Hồ Chí Minh) ngay từ những ngày đầu thành lập trường. Trường đã lựa chọn và trồng nhiều cây xanh cho bóng mát phù hợp với trường học như cây bàng lá to, bàng lá nhỏ, bàng quả vuông, cây phượng, cây hoàng nam, sa kê và một số cây dầu. Hàng năm, nhà trường đều có kế hoạch chăm sóc, tỉa cành cây, hạ bớt ngọn để hạn chế chiều cao nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão và an toàn trường học. Ngoài ra, Trường Tiểu học Lê Văn Việt có 2 khu vườn rộng, trồng nhiều loại cây rau và hoa để phục vụ hoạt động học tập ngoại khóa, học thực tế ngoài khuôn khổ lớp học. Đồng thời, Nhà trường đã đầu tư một hệ thống trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh và một hệ thống vừa trồng rau xanh vừa kết hợp nuôi cá (Aquaponics), giúp cho các em học sinh có thể học tập theo mô hình giáo dục STEM [55]. |
Ảnh: Vườn cây tại trường Tiểu học Lê Văn Việt, Quận 9, TP. HCM (Nguồn: Báo Tài nguyên & Môi trường)
|
Tại Trường Mầm non Măng Non II (quận 10, TP. Hồ Chí Minh) với diện tích đất của trường khá nhỏ nên nhà trường đã tận dụng sân thượng, cải tạo khu vực hòn non bộ tại tầng 2 thành khu “Vườn cây của bé” để thực hiện công trình “Mảng xanh trên không”. Các giáo viên đã tận dụng tốt các khu vực vườn cây, vườn hoa của trường để tạo cơ hội cho trẻ được quan sát, trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh. Ngoài ra, trường còn tổ chức các hoạt động cho trẻ được tưới cây, nhặt lá vàng, chăm sóc cây, thu hoạch các loại rau, quả…[56]. |
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG
- Lồng ghép các nội dung chủ đề không gian xanh và các chủ đề khác (sinh vật, đa dạng sinh học, BĐKH…) trong bài giảng các môn học chính khóa
Trường Tiểu học Long Biên (Hà Nội) đã xây dựng “Vườn sinh vật”. Ban đầu từ một bãi đất trống sỏi đá, Ban giám hiệu nhà trường đã huy động các em học sinh và giáo viên nhặt gạch, san lấp… để xây dựng mô hình trồng rau, cây thuốc nam, trồng hoa… trong trường. Nhờ có khu vườn này, các bài học chủ đề sinh học thuộc môn Tự nhiên và xã hội nói riêng và các môn học nói chung đã trở nên thiết thực hơn khi học sinh được quan sát và thực hành ngay trên mảnh vườn của trường mình. Ngoài những giờ học tập căng thẳng trên lớp, cả thầy và trò xắn tay áo để trở thành những nông dân thực thụ qua việc nhổ cỏ, bắt sâu, chăm sóc từng cây rau, hoa, qua đó, giúp học sinh làm quen với các mô hình sản xuất nông nghiệp và được thực hành thực tế.. Học sinh được chứng kiến những giai đoạn phát triển của cây rau và tự tay làm ra những sản phẩm [57].
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ đề không gian xanh và các chủ đề khác (sinh vật, đa dạng sinh học, BĐKH…)
Tết trồng cây đã trở thành phong trào đẹp cứ mỗi độ xuân về của trường Búp Sen Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội). Với hoạt động này, trẻ hiểu về ý nghĩa của Tết trồng cây, tại sao mọi người lại trồng cây vào mùa xuân. Không chỉ dừng lại ở một ngày hội, các học sinh được tham gia tưới cây, chăm sóc cây (nhổ cỏ, loại bỏ lá vàng úa, lau lá…) hàng ngày theo lịch trực nhật. Hoạt động được duy trì trong suốt cả năm học sẽ giáo dục trẻ niềm yêu thiên nhiên, thích trồng cây xanh và biết tạo một không gian có cây xanh cho cuộc sống. Bên cạnh đó, nhà trường còn xây dựng mô hình giàn cây thủy canh. Các học sinh rất hào hứng khi tham gia ươm mầm hạt giống và biết được quy trình của việc trồng cây thủy canh. Trong quá trình thực hiện, trẻ quan sát cây rau lớn lên hàng tuần, thấy được sự phát triển của cây rau và biết được lợi ích của rau xanh cho cuộc sống hàng ngày. |
Từ năm 2018 đến 2021, 4 cuộc thi Kể chuyện qua ảnh – Photovoice về chủ đề BĐKH đã được tổ chức cho học sinh tại hơn 20 trường Tiểu học và THCS trong khuôn khổ dự án “Vì một thế giới đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái tại Lai Châu và Kontum”. Trong cuộc thi, học sinh đã được hướng dẫn cách chụp ảnh và thông qua tác phẩm của mình, các em có thể cất lên tiếng nói, thể hiện góc nhìn của các em về hiện trạng BĐKH và các hoạt động ứng phó với BĐKH tại địa phương. Mỗi cuộc thi đã tổng hợp được hơn 500 bức ảnh. Trong cuộc thi diễn ra vào năm 2018, 25 tác phẩm đã được chọn trưng bày tại diễn đàn trẻ em, thanh niên về BĐKH và phát triển bền vững tại Kon Tum 2018.
- Tổ chức hoạt động sinh hoạt CLB của học sinh về chủ đề không gian xanh và các chủ đề liên quan khác (sinh vật, BĐKH…)
CLB “Bàn tay lấm lem” dành cho học sinh khối 1 -2 trường Tiểu học Công nghệ giáo dục (Hà Nội) đã được thành lập. Nhiều hoạt động học tập dành cho các thành viên CLB trong các môn học Khoa học tự nhiên, Mỹ thuật và Giáo dục lối sống tại trường Tiểu học Công nghệ giáo dục (Hà Nội) đã được diễn ra trong “Khu vườn lấm lem” của trường với các chủ đề: Khu vườn hạnh phúc, Trang trí khu vườn, Đất - món quà quý giá từ tự nhiên, Thực hành làm vườn - gieo hạt, Hài hòa trong khu vườn, Người nông dân khỏe mạnh - Dinh dưỡng, Người nông dân thực thụ - Phiên chợ nông dân. Các chủ đề được xây dựng dựa trên sự hình thành, phát triển của rau để đảm bảo sau 9 tiết học các bạn có thể thu hoạch sản phẩm cũng như quan sát, đánh giá được quá trình phát triển của rau xanh, đồng thời, nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong các em và nâng cao tinh thần hành động vì môi trường. |
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ THỰC HÀNH XANH CỦA HỌC SINH
Trường Tiểu học Số 1 Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình) đã xây dựng mô hình “Vườn rau em chăm” để góp phần cung cấp nguồn rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày của học sinh bán trú, đồng thời cũng tạo môi trường để học sinh trực tiếp tham gia lao động, chan hòa và gần gũi hơn với môi trường, thiên nhiên [58].
Trong khuôn khổ các hoạt động của CLB Sống Xanh, các em học sinh trường THCS Đồng Khởi, TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh lớp học, sân trường vào ngày chủ nhật hàng tuần. Hoạt động có sự tham gia của tất cả các bạn học sinh, thầy cô... Từ đó giúp các em hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chính trường lớp của mình [59]. |
- Sáng kiến của học sinh về không gian xanh
Em Khang Hưng, học sinh trường Phổ thông Liên cấp Alfred Nobel (Đống Đa, Hà Nội) đã thường xuyên đi gom các cây xanh bị vứt lại ven đường, sau đó mang về nhà và chăm sóc. Hoạt động này vừa giúp giảm thiểu rác thải, tránh lãng phí, đồng thời tăng cường không gian xanh và làm đẹp hơn cho ngôi nhà. |
- Tham gia vào công tác trồng cây xanh tại địa phương
Trồng cây xanh tại địa phương là một trong những hoạt động tiêu biểu thuộc dự án “Sợi chỉ đỏ” của cô trò trường THPT Nguyễn Trãi (Thường Tín, Hà Nội). Các giáo viên, học sinh thuộc dự án “Sợi chỉ đỏ” cùng Đoàn thanh niên xã, trưởng thôn, tình nguyện viên và nhân dân địa phương đã trồng 40 cây sấu tại các khu vực: khu xử lý nước thải làng nghề Duyên Thái, đường làng gần nhà văn hóa thôn và con đường gần trường Tiểu học Duyên Thái. Các cây trồng này đã được chăm sóc, bón phân hữu cơ do nhóm học sinh ủ phân hữu cơ cung cấp. |
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 | Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 | Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com