TRỤ CỘT 4 - THỰC HÀNH XANH CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG HỌC, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
“Học đi đôi với hành” - Các kiến thức, kĩ năng mà học sinh thu nạp được cần phải được áp dụng và phục vụ cho cuộc sống, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường. Ngược lại, thông qua các trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ càng thấm nhuần hơn các kiến thức về môi trường cũng như ý thức mạnh mẽ hơn về vai trò của các em đối với môi trường và xã hội. Do đó, nhà trường cần khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng cho học sinh thói quen bảo vệ môi trường, thực hành lối sống xanh.
Các hoạt động này không nên chỉ giới hạn tại trường học mà cần được thực hiện tại gia đình và cộng đồng. Học sinh không chỉ trưởng thành và phát triển dựa vào gia đình và cộng đồng mà bản thân các em, thông qua những hành động dù nhỏ bé, có thể trở thành những “Đại sứ xanh” lan tỏa các giá trị tốt đẹp tới những người xung quanh. Học sinh có thể phát huy sáng kiến tại cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường mà cộng đồng đang phải đối mặt. Là những người trẻ, học sinh thường có óc sáng tạo, nhiệt tình và sẵn sàng khám phá và học hỏi. Việc tham gia của học sinh trong quá trình ra quyết định và hành động cũng sẽ giúp các em rèn luyện các kĩ năng lãnh đạo tốt cũng như lối suy nghĩ chủ động. Các nhân tố này sẽ rất quan trọng để góp phần tạo ra những con người bền vững, một tương lai bền vững.
Để giúp học sinh thực hiện tốt các thực hành xanh, nhà trường có thể:
Các hoạt động này không nên chỉ giới hạn tại trường học mà cần được thực hiện tại gia đình và cộng đồng. Học sinh không chỉ trưởng thành và phát triển dựa vào gia đình và cộng đồng mà bản thân các em, thông qua những hành động dù nhỏ bé, có thể trở thành những “Đại sứ xanh” lan tỏa các giá trị tốt đẹp tới những người xung quanh. Học sinh có thể phát huy sáng kiến tại cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường mà cộng đồng đang phải đối mặt. Là những người trẻ, học sinh thường có óc sáng tạo, nhiệt tình và sẵn sàng khám phá và học hỏi. Việc tham gia của học sinh trong quá trình ra quyết định và hành động cũng sẽ giúp các em rèn luyện các kĩ năng lãnh đạo tốt cũng như lối suy nghĩ chủ động. Các nhân tố này sẽ rất quan trọng để góp phần tạo ra những con người bền vững, một tương lai bền vững.
Để giúp học sinh thực hiện tốt các thực hành xanh, nhà trường có thể:
- Xây dựng các thực hành xanh của học sinh (tại trường học và tại nhà):
- Ứng phó với ONKK và cải thiện chất lượng không khí (ví dụ: theo dõi và cập nhật chỉ số chất lượng không khí hàng ngày; sử dụng khẩu trang chuyên dụng và tránh hoạt động ngoài trời trong thời điểm ONKK…)
- Tiết kiệm và sử dụng năng lượng bền vững (ví dụ: tận dụng gió và ánh sáng tự nhiên; tắt các thiết bị điện khi không dùng đến; đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng các phương tiện công cộng…)
- Quản lý rác thải hiệu quả (ví dụ: hạn chế sử dụng đồ dùng một lần; tận dụng các đồ dùng cũ, hỏng để làm thành các đồ dùng học tập; phân loại và để rác đúng nơi quy định; thu gom vỏ hộp sữa/rác giấy/nhựa/rác điện tử để chuyển cho đơn vị thu gom và xử lý rác; thực hành ủ phân hữu cơ, làm chất tẩy rửa tự nhiên…)
- Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (ví dụ: sử dụng lượng nước vừa đủ dùng; tắt vòi nước khi không sử dụng; thường xuyên dọn vệ sinh các khu vực sử dụng nước trong trường…)
- Xây dựng không gian xanh và các thức hành bảo vệ môi trường khác (ví dụ: tổ chức dọn dẹp khuôn viên trường học; trồng và chăm sóc các cây xanh trong trường…)
- Khuyến khích, hỗ trợ các sáng kiến của học sinh về bảo vệ môi trường
- Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ngoài trường học (ví dụ: tham gia chăm sóc cây xanh, thu gom rác, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại địa phương, xây dựng sân chơi tái chế cho trẻ em trong khu phố...)
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 | Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 | Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com