CÁC TRỤ CỘT CỦA TRƯỜNG HỌC XANH
Trường học xanh gồm 4 trụ cột sau đây:
• Chính sách quản lý trường học xanh
• Cơ sở vật chất trường học xanh
• Giáo dục và truyền thông vì môi trường
• Thực hành xanh của học sinh tại trường, tại gia đình và cộng đồng
• Cơ sở vật chất trường học xanh
• Giáo dục và truyền thông vì môi trường
• Thực hành xanh của học sinh tại trường, tại gia đình và cộng đồng
Các trụ cột của trường học xanh không tách rời mà có sự giao thoa, bổ trợ lẫn nhau.
Xây dựng nội quy, chính sách quản lý có vai trò quan trọng, đặt nền móng cho sự định hướng và giám sát việc thực hiện các thực hành xanh trong nhà trường. Các nội quy, chính sách quản lý trường học xanh được thực hiện tốt sẽ đảm bảo cơ sở vật chất trường học xanh được vận hành hiệu quả và lâu bền, đồng thời thúc đẩy học sinh thực hành thói quen bảo vệ môi trường. Các can thiệp về chính sách quản lý bao gồm từ việc xây dựng kế hoạch thực hiện trường học xanh, xây dựng hệ thống quy định của nhà trường về thực hành xanh đến cơ chế giám sát, theo dõi việc thực hiện các quy định này.
Các nội dung cụ thể về chính sách quản lý việc thực hành xanh mà trường học cần thực hiện bao gồm:
|
TRỤ CỘT 2 – CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC XANH |
Cơ sở vật chất là trụ cột không thể thiếu của trường học xanh. Việc sử dụng và vận hành hiệu quả các trang thiết bị, cơ sở vật chất tạo ra môi trường gần gũi thiên nhiên, đồng thời, cung cấp các công cụ hỗ trợ cho việc tìm hiểu và thực hành bảo vệ môi trường thuận lợi hơn.
Các nội dung về cơ sở vật chất trường học xanh mà trường học cần thực hiện bao gồm:
- Có hệ thống theo dõi, cập nhật thông tin về tình trạng môi trường tại trường học cho CBCNV trong trường, học sinh và gia đình học sinh (ví dụ: theo dõi, cập nhật thông tin về chất lượng không khí, về tình trạng sử dụng năng lượng, về tình hình quản lý rác thải, về tình trạng sử dụng nước…)
- Có các giải pháp/thiết bị nhằm:
- Ứng phó với ONKK và cải thiện chất lượng không khí (ví dụ: tăng cường không gian xanh trong và xung quanh trường học, kiểm soát các nguồn gây ONKK trong và xung quanh trường học, có hệ thống làm sạch không khí trong các phòng học, phòng làm việc…)
- Tiết kiệm và sử dụng năng lượng bền vững (ví dụ: có các giải pháp thông thoáng, lấy gió, ánh sáng tự nhiên; sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện; thường xuyên vệ sinh, bảo trì các thiết bị điện; sử dụng các thiết bị năng lượng tái tạo như bình nước nóng năng lượng mặt trời…)
- Quản lý rác thải hiệu quả (ví dụ: thay thế các sản phẩm dùng một lần bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần; tận dụng các đồ dùng cũ, hỏng để làm thành đồ dùng học tập, dụng cụ giảng dạy; có hệ thống thùng phân loại rác phù hợp với tình hình phát sinh chất thải tại trường; có thùng/hố ủ phân hữu cơ; thu gom rác điện tử định kì…)
- Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (ví dụ: có thiết bị lọc nước và hệ thống nước sạch cho học sinh; sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước; có hệ thống lưu trữ nước hợp vệ sinh; có hình thức tái sử dụng nước để tưới cây, dọn vệ sinh…)
- Xây dựng không gian xanh và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường khác (ví dụ: trồng và cải tạo hệ thống cây xanh và vườn trường; thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh khuôn viên trường; sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường…)
TRỤ CỘT 3 - GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG VÌ MÔI TRƯỜNG |
Giáo dục là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu của trường học. Thông qua các hoạt động giáo dục và truyền thông, học sinh sẽ thu nạp thêm được nhiều kiến thức để hiểu rõ hơn các vấn đề về môi trường, từ đó, khơi dậy ý thức về trách nhiệm của cá nhân đối với môi trường và xã hội, bước đầu rèn cho các em kĩ năng và thói quen thực hành bảo vệ môi trường.
Các hoạt động giáo dục và truyền thông vì môi trường có thể được thực hiện thông qua nhiều cách thức như sau:
Các hoạt động giáo dục và truyền thông vì môi trường có thể được thực hiện thông qua nhiều cách thức như sau:
- Xây dựng và sử dụng các tài liệu giáo dục, truyền thông về môi trường, bao gồm sổ tay, khẩu hiệu, áp phích, phim ngắn, bảng tin của trường, bản tin phát thanh hoặc bản tin trực tuyến trên các kênh thông tin của trường như website, Facebook...
- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về chủ đề môi trường
- Tích hợp/lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các môn học chính khóa
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ đề môi trường, cụ thể như:
- Giờ sinh hoạt lớp, giờ sinh hoạt theo chuyên đề, giờ chào cờ, ngày hội, sự kiện sinh hoạt toàn trường
- Tọa đàm, diễn đàn, hội thảo
- Cuộc thi viết, vẽ, hùng biện, xây dựng tiểu phẩm, chụp ảnh, làm phim về các chủ đề môi trường
- Các khóa học trực tuyến, buổi sinh hoạt trực tuyến chủ đề môi trường
- Các tiết học STEM về môi trường
- Các phong trào thực hành xanh, tháng sống xanh
- Thành lập các câu lạc bộ (CLB)/nhóm nghiên cứu của học sinh về môi trường
TRỤ CỘT 4 - THỰC HÀNH XANH CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG HỌC, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG |
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 *Fax: +84-24 3718694 Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 *Fax: +84-24 3718694 Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com