TẠI SAO TRƯỜNG HỌC CẦN HÀNH ĐỘNG?
Trường học cần hành động trước các vấn đề môi trường bởi các lý do sau:
▪ Giảm thiểu tác động của các hoạt động trường học đến môi trường;
▪ Tạo môi trường học tập và làm việc lành mạnh và an toàn cho học sinh, giáo viên và cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong trường;
▪ Giảm chi phí và tiết kiệm ngân sách cho trường học;
▪ Xây dựng chuẩn mực ứng xử với môi trường và lối sống bền vững cho học sinh và các thành viên khác trong trường học;
▪ Tăng cường sự kết nối và hợp tác giữa trường học và cộng đồng.
▪ Tạo môi trường học tập và làm việc lành mạnh và an toàn cho học sinh, giáo viên và cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong trường;
▪ Giảm chi phí và tiết kiệm ngân sách cho trường học;
▪ Xây dựng chuẩn mực ứng xử với môi trường và lối sống bền vững cho học sinh và các thành viên khác trong trường học;
▪ Tăng cường sự kết nối và hợp tác giữa trường học và cộng đồng.
Trường học cần trực tiếp tham gia góp phần giảm thiểu các tác động môi trường bằng cách thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng không khí, quản lý rác thải hiệu quả, sử dụng năng lượng bền vững, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng chỉ riêng việc cải thiện hiệu quả của hệ thống năng lượng trong các tòa nhà của trường học có thể giảm tới 30 triệu tấn khí CO2 phát thải ra môi trường, tương đương với việc loại bỏ 6 triệu chiếc xe hơi tham gia giao thông trong cả một năm [27].
Môi trường trong trường học được cải thiện giúp học sinh và giáo viên tăng cường sức khỏe, nhờ đó, nâng cao hiệu quả học tập và làm việc. Ví dụ, bằng việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà, trường học có thể nâng cao sức khỏe của học sinh, giáo viên và CBCNV trong trường, dựa vào đó, giảm bớt số ngày nghỉ ốm do các vấn đề sức khỏe liên quan đến hô hấp do ONKK gây ra. Hơn thế nữa, cải thiện chất lượng không khí, ví dụ như bằng cách tăng hệ số thông gió trong phòng học, còn góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh. Một số nghiên cứu về học sinh tại Phần Lan, Hoa Kỳ, Đan Mạch và Anh chỉ ra rằng học sinh tại các trường học không đạt yêu cầu về hệ số thông gió tối thiểu có xu hướng làm không tốt các bài kiểm tra Toán và ngôn ngữ; ngược lại, khi chất lượng không khí được cải thiện bằng cách tăng hệ số thông gió, khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập trong các môn học này ở học sinh được cải thiện đáng kể [28,29].
Việc thực hiện các giải pháp giúp trường học trở nên xanh hơn cũng đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho trường học khi giảm thiểu được chi phí sử dụng năng lượng, nước và chi phí xử lý rác thải. “Báo cáo đánh giá lợi ích và chi phí cho việc xanh hóa các trường học ở Hoa Kỳ” năm 2006 cho biết chi phí để xây dựng một trường học xanh có thể cao hơn 2% so với xây dựng một trường học thông thường nhưng lại có thể đem đến lợi ích về tài chính cao gấp 20 lần [30]. Theo báo cáo này, trung bình một trường học xanh điển hình tiết kiệm hơn 33% năng lượng và 32% nước so với các trường học thông thường. Ngoài ra, xây dựng trường học xanh còn giúp giảm thiểu các chi phí bảo trì và vận hành cơ sở vật chất, chi phí chăm sóc sức khỏe do các vấn đề môi trường gây ra và còn góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội.
Và trên hết, trường học có nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng học sinh trở thành những công dân có hiểu biết, kĩ năng và trách nhiệm, những con người sẽ đương đầu để giải quyết các vấn đề môi trường và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Giáo dục, ở mọi hình thức và mọi cấp, được nhìn nhận không chỉ là mục đích cuối cùng mà còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất mang lại những thay đổi cần thiết cho phát triển bền vững. Giáo dục chắc chắn không phải là câu trả lời cho tất cả các vấn đề. Nhưng giáo dục, hiểu theo nghĩa rộng nhất, phải là một phần thiết yếu trong mọi nỗ lực nhằm xây dựng và kiến tạo những mối quan hệ mới giữa con người với con người, con người với môi trường và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Trong quá trình tham gia giải quyết các vấn đề môi trường, trường học cần đến sự hợp tác và tham gia của các thành viên trong cộng đồng. Một mặt, trường học sẽ được hỗ trợ và học hỏi từ các kinh nghiệm, giá trị văn hóa của cộng đồng địa phương và huy động các nguồn lực từ cộng đồng cùng tham gia xây dựng trường học xanh. Mặt khác, những thay đổi trong trường học cũng sẽ lan tỏa và tác động tích cực tới những người dân xung quanh. Quá trình này sẽ góp phần thắt chặt sự kết nối và tăng cường hợp tác giữa trường học và cộng đồng.
Môi trường trong trường học được cải thiện giúp học sinh và giáo viên tăng cường sức khỏe, nhờ đó, nâng cao hiệu quả học tập và làm việc. Ví dụ, bằng việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà, trường học có thể nâng cao sức khỏe của học sinh, giáo viên và CBCNV trong trường, dựa vào đó, giảm bớt số ngày nghỉ ốm do các vấn đề sức khỏe liên quan đến hô hấp do ONKK gây ra. Hơn thế nữa, cải thiện chất lượng không khí, ví dụ như bằng cách tăng hệ số thông gió trong phòng học, còn góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh. Một số nghiên cứu về học sinh tại Phần Lan, Hoa Kỳ, Đan Mạch và Anh chỉ ra rằng học sinh tại các trường học không đạt yêu cầu về hệ số thông gió tối thiểu có xu hướng làm không tốt các bài kiểm tra Toán và ngôn ngữ; ngược lại, khi chất lượng không khí được cải thiện bằng cách tăng hệ số thông gió, khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập trong các môn học này ở học sinh được cải thiện đáng kể [28,29].
Việc thực hiện các giải pháp giúp trường học trở nên xanh hơn cũng đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho trường học khi giảm thiểu được chi phí sử dụng năng lượng, nước và chi phí xử lý rác thải. “Báo cáo đánh giá lợi ích và chi phí cho việc xanh hóa các trường học ở Hoa Kỳ” năm 2006 cho biết chi phí để xây dựng một trường học xanh có thể cao hơn 2% so với xây dựng một trường học thông thường nhưng lại có thể đem đến lợi ích về tài chính cao gấp 20 lần [30]. Theo báo cáo này, trung bình một trường học xanh điển hình tiết kiệm hơn 33% năng lượng và 32% nước so với các trường học thông thường. Ngoài ra, xây dựng trường học xanh còn giúp giảm thiểu các chi phí bảo trì và vận hành cơ sở vật chất, chi phí chăm sóc sức khỏe do các vấn đề môi trường gây ra và còn góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội.
Và trên hết, trường học có nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng học sinh trở thành những công dân có hiểu biết, kĩ năng và trách nhiệm, những con người sẽ đương đầu để giải quyết các vấn đề môi trường và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Giáo dục, ở mọi hình thức và mọi cấp, được nhìn nhận không chỉ là mục đích cuối cùng mà còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất mang lại những thay đổi cần thiết cho phát triển bền vững. Giáo dục chắc chắn không phải là câu trả lời cho tất cả các vấn đề. Nhưng giáo dục, hiểu theo nghĩa rộng nhất, phải là một phần thiết yếu trong mọi nỗ lực nhằm xây dựng và kiến tạo những mối quan hệ mới giữa con người với con người, con người với môi trường và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các yêu cầu bảo vệ môi trường.
Trong quá trình tham gia giải quyết các vấn đề môi trường, trường học cần đến sự hợp tác và tham gia của các thành viên trong cộng đồng. Một mặt, trường học sẽ được hỗ trợ và học hỏi từ các kinh nghiệm, giá trị văn hóa của cộng đồng địa phương và huy động các nguồn lực từ cộng đồng cùng tham gia xây dựng trường học xanh. Mặt khác, những thay đổi trong trường học cũng sẽ lan tỏa và tác động tích cực tới những người dân xung quanh. Quá trình này sẽ góp phần thắt chặt sự kết nối và tăng cường hợp tác giữa trường học và cộng đồng.
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 *Fax: +84-24 3718694 Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 *Fax: +84-24 3718694 Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com