HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH
  • Tại sao cần trường học xanh
    • Chuyện gì đang xảy ra?
    • Tại sao trường học cần hành động?
    • Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam
  • Giải pháp cho trường học
    • Các trụ cột của trường học xanh >
      • Chính Sách Quản Lý
      • Cơ sở vật chất
      • Giáo dục truyền thông
      • Thực hành xanh của học sinh
    • CÁC GIẢI PHÁP TRƯỜNG HỌC XANH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ >
      • Không khí​ >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Năng Lượng >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Rác Thải >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Nước >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Không gian xanh và các chủ đề khác >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
  • Các bước thực hiện
    • Thành lập Ban Môi trường
    • Khảo sát, đánh giá
    • Lập kế hoạch
    • Tổ chức thực hiện
    • Giám sát và đánh giá
    • Truyền thông và lan tỏa
  • Tài liệu tham khảo
    • Hướng dẫn chung
    • Chủ đề không khí
    • Chủ đề năng lượng
    • Chủ đề rác thải
    • Chủ đề nước
    • Chủ đề không gian xanh
    • Tài liệu tham khảo
    • Chú thích
  • Liên hệ

Chủ đề rác thải

Bảng kiểm trường học xanh - Chủ đề rác thải 

Tải file tài liệu tại đây
bang_kiem_rac_thai.pdf
File Size: 256 kb
File Type: pdf
Download File

CHính sách quản lý
Cơ sở
​vật chất
Giáo dục truyền thông
THực hành xanh
Tài liệu
giáo dục
Picture
  • Bộ thẻ trò chơi “Tuổi thọ của rác”
  • Truyện tranh “Bí ẩn đảo lớn”
  • Trang học trực tuyến về nhựa
  • Video “Cuộc đời của chai nhựa”
  • Tài liệu dành cho tập huấn viên - Chủ đề Sống Không Rác
Picture
Dưới đây là các ví dụ thực tế đang được thực hiện tại các trường học ở Việt Nam:
​

NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

  • Lồng ghép chủ đề quản lý rác thải trong kế hoạch chung của trường học
​
Phòng TNMT và Phòng GDĐT quận Hoàn Kiếm đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình “Trường học tiên phong phân loại và giảm thiểu rác thải” tại 21 trường Tiểu học và THCS trên địa bàn quận từ ngày 15/10/2020 đến ngày 30/12/2020. Theo đó, mỗi trường học thực hiện các nhiệm vụ sau:
  • Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình ở cấp trường dựa trên sự sáng tạo và đặc điểm riêng của từng trường
  • Xây dựng tổ nòng cốt thực hiện kế hoạch
  • Thống kê số liệu rác thải ban đầu
  • Phân loại và thu gom rác thải
  • Truyền thông về phân loại và giảm thiểu rác thải dưới nhiều hình thức
  • Khuyến khích các sản phẩm sáng tạo của học sinh về truyền thông, giải pháp và mô hình phân loại, giảm thiểu rác thải
Năm học 2019 - 2020, trường Phổ thông liên cấp The Olympia Schools (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã lựa chọn chủ đề sống xanh “Go Green, Go Clean, Go Fit” là chủ đề của năm học mới. Trong đó, trường học có chương trình hành động cụ thể như sau:
  • Nâng cao ý thức của học sinh, phụ huynh, giáo viên nhân viên và cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường, lối sống xanh
  • Giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học
  • Thực hiện các chương trình nhằm nâng cao kiến thức của học sinh về các vấn đề sống xanh - sống khỏe
​• Xây dựng quy định về hạn chế đồ nhựa và các sản phẩm dùng một lần
​
​Trường THCS Lý Tự Trọng (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã đưa ra quy định cấm hộp xốp, hộp nhựa dùng một lần tại trường và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.
Picture
Ảnh: Quy định cấm hộp xốp, hộp nhựa dùng một lần tại trường THCS Lý Tự Trọng, Đà Nẵng
​Lắng nghe ý kiến từ các học sinh, căng-tin của trường THCS Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) đã đưa ra quy định thay thế toàn bộ các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần.
Picture
Ảnh: Căng-tin không đồ nhựa dùng một lần tại trường THCS Nghĩa Tân (Nguồn: VertXanh)
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
  • Có hệ thống theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình quản lý rác thải tại trường học cho giáo viên, CBCNV trong trường, học sinh và gia đình học sinh
Dự án “Trường học không rác” đã hỗ trợ một số trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện kiểm toán rác - điều tra về loại rác và số lượng rác trong trường. Kết quả kiểm toán ngày 31/3/2021 tại trường Tiểu học Lê Lai cho thấy lượng rác trong hai ngày của trường là 130kg, bao gồm 9kg rác có thể bán cho cơ sở thu gom phế liệu để tái chế, 74kg rác hữu cơ từ nhà bếp, lá cây và 47kg rác khác. Việc kiểm toán rác giúp vạch rõ thực trạng rác thải ở trường, từ đó cung cấp cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rác thải trong trường​
Ngoài ra, nhà trường có thể thực hiện các hoạt động tìm điểm nóng rác thải và điều tra thùng rác.


Picture
Ảnh: Học sinh trường TH Lê Lai tiến hành phân loại và kiểm kê rác thải (Nguồn: CAB)
  • ​Có các giải pháp/thiết bị nhằm quản lý rác thải hiệu quả (giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế rác thải):
  • Tận dụng các đồ dùng cũ, hỏng để làm thành các đồ dùng học tập, dụng cụ giảng dạy
Trường Mầm non Cẩm Tú (TP. Hồ Chí Minh) sử dụng các vật liệu cũ như chai nhựa, bánh xe… để làm thành các đồ chơi cho học sinh [42]
Picture
Ảnh: Đồ chơi tái chế tại trường Mầm non (Nguồn: Saigon Online)
Tại tỉnh Bắc Kạn, 10 ngôi trường đã có sân chơi cho trẻ em được xây dựng mới, sử dụng các vật liệu tái chế từ nhựa hoặc lốp xe. Hơn 1000 trẻ em đã có những sân chơi an toàn, đầy cảm hứng với sắc màu sặc sỡ từ những hình trang trí. Phụ huynh và giáo viên đã góp hàng ngàn giờ công lao động để làm đồ chơi, láng sân và trang trí lại vườn cảnh, tạo cảnh quan sinh động cho trường học. Trẻ em từ các trường như tiểu học và mầm non xã Quang Phong, một xã miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, giờ đây không phải chơi trên sân sình lầy và mùa mưa và thay vào đó là một sân chơi nhiều màu sắc, an toàn, sạch sẽ, là nơi giao lưu thân thiện cho trẻ em giữa các buổi học [43]
Picture
Ảnh: Sân chơi tái chế tại trường TH Quang Phong, Bắc Kạn (Nguồn: Mizuiku – Em yêu nước sạch)
Dự án “Mizuiku – Em yêu nước sạch” đã hỗ trợ xây dựng 07 công trình nhà vệ sinh bằng gạch chai nhựa (eco-brick) tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, qua đó, giúp tái chế 26000 chai nhựa đã qua sử dụng với hơn 200kg rác thải nhựa cắt vụn, tiết kiệm 25% chi phi xây dựng so với công trình bằng gạch đất nung và mang đến giá trị cho hơn 4000 học sinh được thụ hưởng từ những công trình nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, đảm bảo vệ sinh dịch tễ.
Picture
Ảnh: Nhà vệ sinh được làm từ gạch sinh thái
  • Có bố trí hệ thống thùng chứa phân loại chất thải rắn sinh hoạt (tại lớp học, văn phòng, sân trường, bếp ăn, căng-tin...) phù hợp với tình hình phát sinh chất thải tại trường.
Để thực hiện việc phân loại rác, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đã cung cấp thùng phân loại rác ở mỗi tầng học. Nhà trường đã bố trí 8 thùng rác ở các góc hành lang gồm hai màu xanh lá xanh và màu vàng. Những chiếc thùng màu xanh được dùng để chứa rác thải hữu cơ, bao gồm: đồ ăn, thức uống, hoa… bị hỏng. Rác thải vô cơ như giấy báo, nilon, chai lọ… sẽ được bỏ vào thùng màu vàng, hoặc thùng rác riêng trước cửa các lớp học. Việc bố trí thêm 2 loại thùng rác hữu cơ và vô cơ đã giúp cho việc phân loại rác được thực hiện dễ dàng hơn.
Picture
Ảnh: Học trường trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thực hiện phân loại rác (Nguồn: THCS - THPT Nguyễn Tất Thành)
  • Có thùng, hố ủ phân hữu cơ
Trường Mầm non Golden Kids (Long Biên, Hà Nội) đang áp dụng mô hình tháp rau và nuôi trùn quế để xử lý rác hữu cơ trong trường. Không chỉ vậy, nhà trường còn kêu gọi các gia đình học sinh sống ở khu vực gần trường thu gom rác hữu cơ trong nhà để mang tới trường xử lý. Nhờ vậy, trường đã tự cung cấp được một phần rau xanh, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của học sinh.
Picture
Ảnh: Mô hình tháp rau và nuôi trùn quế tại trường mầm non Golden Kids (Nguồn: Mầm non Golden Kids)
Một số trường học tại thành phố Đà Nẵng như trường THPT Ngũ Hành Sơn, trường THPT Sơn Trà đã kết nối với Trung tâm Xây dựng năng lực thích ứng (CAB) tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành chế tạo men vi sinh bản địa (IMO) để xử lý rác thải hữu cơ tại trường học và khu dân cư trong khu vực học sinh sinh sống [44].
Picture
Ảnh: Học sinh làm men vi sinh bản địa để xử lý rác hữu cơ (Nguồn: Báo Thanh Niên)
  • Thu gom vỏ hộp sữa, giấy báo cũ… định kì để bán cho các cơ sở thu gom và xử lý phế liệu
Hơn 800 trường học tại 30 quận, huyện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội đã tham gia chương trình thu gom vỏ hộp sữa. Vỏ hộp sữa được lưu trữ hợp vệ sinh và thu gom định kì theo tuần. Trong năm học 2019 - 2020, 491 tấn vỏ hộp sữa đã được thu gom và tái chế thành các sản phẩm hữu ích.
Picture
​Ảnh: Học sinh tham gia thu gom vỏ hộp sữa (Nguồn: Lagom Việt Nam)
NHÓM GIẢI PHÁP GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG
  • Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về chủ đề rác thải
​
Các giáo viên tại Hệ thống giáo dục sinh thái Eraschool (Hà Nội) đã được tập huấn về mô hình trường học xanh và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường về chủ đề rác thải. Sau khi kết thúc tập huấn, giáo viên đã thực hành lồng ghép các nội dung về chủ đề môi trường trong các môn học chính khóa và các buổi sinh hoạt toàn trường.
Picture
Ảnh: Tập huấn giáo viên trường Eraschool, Hà Nội (Nguồn: Live & Learn)
  • Tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề rác thải
  • Tổ chức giờ chào cờ về chủ đề rác thải
Chủ đề rác thải đã được lồng ghép trong giờ chào cờ tại các trường học như trường THCS Ngô Quyền (Đông Anh, Hà Nội) và trường THCS Hồng Thái (Phú Xuyên, Hà Nội). Thông qua vở kịch tương tác và trò chơi phân loại rác, học sinh đã hiểu được ảnh hưởng của rác thải đến cuộc sống và các hành động cá nhân có thể thực hiện để giảm thiểu rác, đặc biệt là rác thải nhựa. 
Picture
Ảnh: Học sinh tìm hiểu về chủ đề rác thải qua trò chơi phân loại rác trong giờ chào cờ tại trường THCS Ngô Quyền, Đông Anh, Hà Nội (Nguồn: Live & Learn)
Picture
Ảnh: Học sinh tìm hiểu về chủ đề ô nhiễm không khí và rác thải tại trường THCS Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội (Nguồn: Live & Learn)
  • Tổ chức cuộc thi về chủ đề rác thải
Trường TH Đức Thắng số 1 (Bắc Giang) tổ chức cuộc thi vẽ tranh mang thông điệp “Nói không với rác thải nhựa - sống xanh cho tương lai”. Cuộc thi đã khuyến khích học sinh tạo ra nhiều sản phẩm truyền thông để truyền tải các thông điệp về giảm thiểu rác thải nhựa như: “Đi chợ nhớ mang theo túi đựng”, “Mua đồ ăn sáng không dùng túi ni lông, vỏ hộp xốp”, “Thu gom rác đúng nơi quy định”... Nhờ cách truyền tải ngắn gọn, sinh động và thiết thực, các thông điệp này đã phần nào tác động tới hành vi của các thầy cô và học sinh trong trường để chung tay giảm thiểu rác thải nhựa [45]. 
Picture
Ảnh: Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề rác thải (Nguồn: Sở Giáo dục Bắc Giang)
  • Tổ chức tham quan các cơ sở thu gom, xử lý rác thải
Trong chuyến tham quan xưởng tái chế vỏ hộp sữa, các bạn học sinh trường Phổ thông liên cấp sinh thái Eraschool (Mê Linh, Hà Nội) đã được tham gia trả lời các câu đố về rác nhựa và trải nghiệm một số công đoạn tái chế như: tự tay làm một bộ đồ chơi từ vỏ hộp sữa, tái chế những chiếc chậu cây thật xinh từ rác nhựa. Thông qua các trải nghiệm này, những kiến thức khô khan về rác nhựa, phân loại, tái chế rác trở nên thú vị hơn rất nhiều và giúp học sinh ghi nhớ sâu hơn những bài học để “Hiểu đúng về nhựa”.
Picture
Ảnh: Học sinh trường Phổ thông liên cấp sinh thái Eraschool thăm quan và thực hành tại xưởng tái chế vỏ hộp sữa (Nguồn: Eraschool)
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ THỰC HÀNH XANH CỦA HỌC SINH TẠI GIA ĐÌNH, TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG
  • Theo dõi lượng rác thải nhựa phát sinh hàng ngày và thực hành giảm rác thải nhựa cá nhân và tại gia đình
​
Tham gia thử thách bớt rác nhựa trong chương trình “Đại Sứ Xanh”, các học sinh đã thực hành ghi chép số liệu lượng rác thải nhựa trước và sau khi thực hiện các hoạt động giảm rác. Sau khi thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa, đặc biệt là việc từ chối sử dụng đồ nhựa dùng một lần, trong vòng 14 ngày, một học sinh giảm thiểu lượng rác nhựa thải ra mỗi ngày, điển hình là số túi ni lông giảm rõ rệt, từ 8 chiếc/ngày xuống hơn 1 chiếc/ngày. Nhờ việc theo dõi lượng rác hàng ngày, học sinh có thêm ý thức trong việc giảm rác, đồng thời xác định loại rác phát sinh nhiều để có các giải pháp phù hợp.
Picture
Ảnh: Bảng ghi chép lượng rác thải nhựa phát sinh của học sinh (Nguồn: Live & Learn) ​
Tham khảo thêm cách ghi chép “Nhật ký túi ni lông"
Cuộc thi “Hiệp sĩ môi trường nhí” đã được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh thực hành giảm thiểu rác thải tại gia đình trong mùa hè năm 2021. Cuộc thi đã thu hút gần 2000 em học sinh ở các trường học tham gia thực hiện các hành động xanh nhằm giảm thiểu rác thải và cải thiện chất lượng không khí, ví dụ như:
  • Sử dụng hộp, làn nhựa,... khi đi chợ để giảm túi ni lông, đồ nhựa sử dụng 1 lần
  • Phân loại rác tại gia đình
  • Tái sử dụng túi ni lông, chai nhựa…
  • Làm đồ dùng học tập, đồ chơi, nhạc cụ từ các vật liệu cũ, hỏng
  • Ủ phân hữu cơ
  • Thu gom riêng rác thải điện tử như pin cũ
Picture
​Ảnh: Trẻ em mang bình nước cá nhân khi đi mua sắm (Nguồn: Live&Learn)
  • ​Sáng kiến của học sinh phân loại rác và giảm rác tại trường học
​
170 em học sinh trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thực hiện dự án “Nói không với bọc vở ni lông” nhằm kêu gọi học sinh toàn trường thay thế bọc vở ni lông bằng các loại bọc vở thân thiện với môi trường hơn. Các em đã thiết kế các tờ áp phích và video tuyên truyền trong trường học, thống kê lượng rác nhựa từ bọc vở, và hướng dẫn bọc vở bằng giấy. Hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều phụ huynh và các em học sinh trong trường học trong việc thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa 1 lần, hướng tới bảo vệ môi trường và một ngôi trường xanh hơn.
Picture
Ảnh: Thống kê lượng bọc vở ni lông trong trường học (Nguồn: TH Đoàn Thị Điểm)
Chiến dịch Eco-month đã diễn ra tại trường Phổ thông Thực nghiệm (Ba Đình, Hà Nội) trong tháng 10/2019. Sau 2 tuần phát động, chương trình đã thu hút được hơn 2000 học sinh các cấp Tiểu học, THCS và THPT tham gia và thu gom, phân loại được hơn 200 kg rác thải nhựa. 
Picture
Ảnh: Học sinh tham gia ngày hội đổi rác lấy quà trong chiến dịch Eco month tại trường Phổ thông Thực Nghiệm (Nguồn: Live & Learn)
Các chiến dịch thu gom rác thải điện tử đã được thực hiện tại nhiều trường học. Hưởng ứng sự kiện Giờ Trái Đất, trường tiểu học Công nghệ giáo dục (Hà Nội) đã tổ chức chiến dịch “Thu gom rác điện tử - đổi quà sinh thái”. Sự kiện được phát động trong khoảng thời gian 25 – 28/3/2019 và đã thu hút hơn 400 lượt học sinh đổi quà tặng và thu gom được 7 bao tải rác điện tử: pin, đồ chơi pin cũ, điện thoại, đèn hỏng… Các sản phẩm đã được Nhóm GRAC hỗ trợ thu gom và đưa về nơi xử lý theo đúng tiêu chuẩn. Tại trường THCS Ngô Quyền (Hà Nội), sau 5 ngày phát động (từ 8 – 12/4/2021), chương trình “Đổi pin cũ lấy quà”, 153 học sinh đã thu gom được 1550 pin cũ tại trường và các hộ dân cư ở khu vực gần nhà.
Picture
Ảnh: Học sinh tại trường THCS Ngô Quyền thu gom pin cũ (Nguồn: Live & Learn)
Để hướng dẫn học sinh phân loại rác đúng cách, các bạn học sinh thuộc dự án Vert Xanh đã thực hiện khảo sát và thiết kế nhãn dán hướng dẫn phân loại rác phù hợp với đặc điểm phát sinh rác trong trường và thực tế thu gom rác tại địa phương. Các nhãn dán thùng rác được sử dụng cho các thùng phân loại rác tại trường THCS Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) và THPT Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) đã góp phần hỗ trợ trường học phân loại rác và đồng thời nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề rác thải.
Picture
Ảnh: Học sinh tại trường THCS Nghĩa Tân dán nhãn cho thùng rác để phân loại rác trong trường học (Nguồn: Vert Xanh)
  • ​Tham gia thu gom rác và sản phẩm có thể tái chế tại cộng đồng
​
Nhiều học sinh đã cùng gia đình tham gia vào các hoạt động thu gom rác tại cộng đồng trong các sự kiện diễn ra tại chung cư nơi các em sinh sống như “Ngày hội đổi pin lấy cây xanh”. Hoạt động này thu hút sự tham gia nhiệt tình của các trẻ em và các phụ huynh tham gia gom pin cũ. Chỉ trong vòng 1 ngày, khối lượng pin được thu gom và mang đến nơi xử lý là 300 kg. Hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức về tác động của rác thải đến môi trường đặc biệt là rác thải nguy hại [46].
Picture
Ảnh: Các em nhỏ hào hứng mang pin cũ đến đổi cây (Nguồn: CH Group)
Hoạt động theo phương châm “Tạo lửa - Giữ lửa - Truyền lửa”, CLB Ngọn Lửa Xanh của trường THPT Nguyễn Khuyến (Nam Định) đã thực hiện nhiều hoạt động thu gom rác trong cộng đồng, dọn dẹp vệ sinh môi trường. Trong số các hoạt động của CLB có thể kể đến buổi thiện nguyện - dọn vệ sinh môi trường tại trường mầm non xã Mỹ Tân và nhà văn hóa thôn Nghĩa Hưng và phát quà trung thu cho trẻ em tại nơi đây.
Picture
​Ảnh: Hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường tại CLB Ngọn Lửa Xanh, trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định (Nguồn: Ngọn Lửa Xanh)

Không khí
Năng lượng
nước
Không gian xanh

Picture
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 | Email: vietnam@livelearn.org
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com
Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Tại sao cần trường học xanh
    • Chuyện gì đang xảy ra?
    • Tại sao trường học cần hành động?
    • Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam
  • Giải pháp cho trường học
    • Các trụ cột của trường học xanh >
      • Chính Sách Quản Lý
      • Cơ sở vật chất
      • Giáo dục truyền thông
      • Thực hành xanh của học sinh
    • CÁC GIẢI PHÁP TRƯỜNG HỌC XANH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ >
      • Không khí​ >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Năng Lượng >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Rác Thải >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Nước >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Không gian xanh và các chủ đề khác >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
  • Các bước thực hiện
    • Thành lập Ban Môi trường
    • Khảo sát, đánh giá
    • Lập kế hoạch
    • Tổ chức thực hiện
    • Giám sát và đánh giá
    • Truyền thông và lan tỏa
  • Tài liệu tham khảo
    • Hướng dẫn chung
    • Chủ đề không khí
    • Chủ đề năng lượng
    • Chủ đề rác thải
    • Chủ đề nước
    • Chủ đề không gian xanh
    • Tài liệu tham khảo
    • Chú thích
  • Liên hệ