HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH
  • Tại sao cần trường học xanh
    • Chuyện gì đang xảy ra?
    • Tại sao trường học cần hành động?
    • Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam
  • Giải pháp cho trường học
    • Các trụ cột của trường học xanh >
      • Chính Sách Quản Lý
      • Cơ sở vật chất
      • Giáo dục truyền thông
      • Thực hành xanh của học sinh
    • CÁC GIẢI PHÁP TRƯỜNG HỌC XANH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ >
      • Không khí​ >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Năng Lượng >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Rác Thải >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Nước >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Không gian xanh và các chủ đề khác >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
  • Các bước thực hiện
    • Thành lập Ban Môi trường
    • Khảo sát, đánh giá
    • Lập kế hoạch
    • Tổ chức thực hiện
    • Giám sát và đánh giá
    • Truyền thông và lan tỏa
  • Tài liệu tham khảo
    • Hướng dẫn chung
    • Chủ đề không khí
    • Chủ đề năng lượng
    • Chủ đề rác thải
    • Chủ đề nước
    • Chủ đề không gian xanh
    • Tài liệu tham khảo
    • Chú thích
  • Liên hệ

CHủ đề Rác thải

NHÓM GIẢI PHÁP GIÁO DỤC - TRUYỀN THÔNG​​
Có xây dựng, sử dụng và cập nhật thường xuyên (tối thiểu 1 lần/tháng) các tài liệu giáo dục, truyền thông về môi trường trên các kênh thông tin của nhà trường
​
Nhiều trường học đã phát triển, chia sẻ các tài liệu giáo dục, truyền thông về chủ đề rác thải trên các kênh thông tin của trường nhằm giúp nhiều giáo viên, học sinh và PHHS tiếp cận với nguồn thông tin chính thống và từ đó có những thay đổi tích cực hơn. Trong đó có thể kể đến các trường như:
  • Trường MN Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) phát triển 02 bài giảng về chủ đề rác thải và đăng lên kênh YouTube của trường 
  • Liên đội trường TH Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) xây dựng video "Rác thải nhựa - Ô nhiễm trắng" và chia sẻ trên kênh Facebook của trường nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, PHHS và học sinh về vấn đề rác thải nhựa và các giải pháp đối phó, giảm phát sinh rác thải
  • Liên đội trường TH Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) xây dựng video "Nói không với nhựa dùng một lần" và chia sẻ trên kênh YouTube của trường nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, PHHS và học sinh về vấn đề rác thải nhựa và các giải pháp đối phó, giảm phát sinh rác thải
  • Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng (Đông Anh, Hà Nội) xây dựng video phát động "Tuần lễ hành động nói không với nhựa dùng một lần" và đăng lên kênh YouTube của nhà trường
  • Các giáo viên trường MN Tuổi Thơ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) phát triển 01 video về chủ đề rác nằm trong series "Làm bạn cùng bé" và đăng tải trên website của nhà trường​
Picture
Ảnh: Video về chủ đề rác thải nhựa được trường TH Xuân Nộn (Hà Nội) chia sẻ trên Facebook (Nguồn: TH Xuân Nộn)
Picture
Ảnh: Video tuyên truyền nói không với rác thỉa nhựa của trường TH Vân Nội (Hà Nội) (Nguồn: TH Vân Nội)
​Có bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về chủ đề môi trường thông qua nhiều hình thức (tập huấn, họp chuyên môn…)
​
​
  • Các giáo viên tại Hệ thống giáo dục sinh thái Eraschool (Hà Nội) đã được tập huấn về mô hình trường học xanh và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục môi trường về chủ đề rác thải. Sau khi kết thúc tập huấn, giáo viên đã thực hành lồng ghép các nội dung về chủ đề môi trường trong các môn học chính khóa và các buổi sinh hoạt toàn trường
  • Trường TH Tràng An (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tổ chức tập huấn về với các nội dung "Ô nhiễm rác thải nhựa" và "Nguy cơ ảnh hưởng của nhựa và rác thải đến sức khoẻ con người" cho các giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường
  • Cô giáo Nguyễn Thị Lan Anh đến từ trường TH Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau khi tham gia khóa tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông và vận động về ảnh hưởng của nhựa tới sức khỏe và môi trường” do Viện Sức khỏe môi trường và Phát triển bền vững (IEHSD) và Mạng lưới Một Sức khỏe các trường đại học Việt Nam (VOHUN) phối hợp với trung tâm Phát triển Xanh (GreenHub) tổ chức, cô đã tổ chức tập huấn lại cho các giáo viên, về tác hại của nhựa và rác thải nhựa tới sức khỏe và môi trường
Picture
Ảnh: Tập huấn giáo viên trường Eraschool, Hà Nội (Nguồn: Live & Learn)
Picture
Ảnh: Tập huấn giáo viên trường TH Tràng An (Hà Nội) về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (Nguồn: TH Tràng An)
Trong khuôn khổ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2021 với chủ đề: "Chuyển đổi số và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người trong bối cảnh đại dịch Covid-19", Trường Tiểu học Tràng An đã tổ chức buổi tập huấn học sinh nòng cốt chương trình “Trường học xanh vì một Hà Nội xanh” với sự tham gia của nhà giáo Lều Thu Hà - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Tràng An, cô giáo Đỗ Thị Dung - Tổng phụ trách nhà trường cùng với các giáo viên, học sinh cốt cán đến từ tất cả các lớp.
Những câu hỏi: “Nguyên nhân gây ra cái chết của chú cá voi hay nhiều sinh vật là gì?”, “Em cảm thấy thế nào trước hình ảnh này?”, “Em có giải pháp gì?” ,… đã khơi gợi thành công trong các em tình yêu, lòng quyết tâm với việc trở thành đại sứ xanh.
Picture
Trường Tiểu học Tràng An đã tổ chức buổi tập huấn học sinh nòng cốt chương trình “Trường học xanh vì một Hà Nội xanh”. (Nguồn: TH Tràng An)
Có lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các môn học chính khóa
​

  • Trường MN 8/3 (Hai Bà Trưng, Hà Nội) lồng ghép nội dung về rác thải trong dự án Go Green vào kế hoạch bài dạy, bài soạn của 15 lớp trong nhà trường vào tháng 9 tới tháng 11
  • Các giáo viên trường TH Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã lồng ghép chủ đề về rác vào các môn học tự nhiên-xã hội và hoạt động trải nghiệm
  • Các học sinh lớp 8A10, trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thuyết trình về ảnh hưởng rác thải cơ khí đến môi trường trong tiết công nghệ, từ đó đưa ra các biện pháp, hình thành những thói quen tích cực
Picture
Ảnh: Chủ đề rác thải được lồng ghép vào tiết học chính khóa (Nguồn: MN 8/3)
Với tên gọi “Khám phá rác phân hủy được và không phân hủy được”, Trường Mầm non Quỳnh Mai đã phát triển 2 bài giảng môn Khám phá khoa học nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho trẻ em về chủ đề rác thải. Bài giảng do cô giáo Nguyễn Thị Thảo thiết kế gồm 3 phần chính. Đầu tiên là Gây hứng thú bằng cách trình chiếu những đoạn video TNV đi thu lượm rác. Phần hai là Khai thác hiểu biết và Cung cấp kiến thức cho trẻ em thông qua việc phân loại rác và tham dự cuộc thi biểu diễn thời trang hưởng ứng ngày vệ sinh môi trường. Cuối cùng, cô giáo sẽ tổng kết kiến thức của tiết học và cho các em hát những bài hát về chủ đề môi trường. Nhờ việc lồng ghép những tài liệu truyền thông về chủ đề rác thải vào bài giảng, các em học sinh đã học được cách phân loại rác bảo vệ môi trường cũng như phân biệt được rác phân hủy được và rác không phân hủy được. Bên cạnh đó, các bạn nhỏ của trường Mầm non Quỳnh Mai cũng hứng thú và nhiệt tình hơn khi tham gia bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Picture
Bài giảng elearning Khám phá rác phân hủy được và không phân hủy được - Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn. Nguồn: Trường Mầm non Quỳnh Mai
Trường Tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội lồng ghép chương trình "Em học sống xanh" vào giảng dạy. Thông qua phương pháp giảng dạy dựa trên sựu trao đổi và tương tác hai chiều, học sinh dễ dàng tiếp cận với những chủ đề giảm thiểu rác thải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ cây xanh. 
Picture
Ảnh: Học sinh trong tiết học được lồng ghép chủ đề giảm thiểu rác thải
Có tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề rác thải (tối thiểu 2 lần/năm học) và có nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa chủ đề môi trường đa dạng và hiệu quả
  • Tổ chức giờ chào cờ về chủ đề rác thải
Chủ đề rác thải đã được lồng ghép trong giờ chào cờ tại các trường học như trường THCS Ngô Quyền (Đông Anh, Hà Nội) và trường THCS Hồng Thái (Phú Xuyên, Hà Nội). Thông qua vở kịch tương tác và trò chơi phân loại rác, học sinh đã hiểu được ảnh hưởng của rác thải đến cuộc sống và các hành động cá nhân có thể thực hiện để giảm thiểu rác, đặc biệt là rác thải nhựa. 
Picture
Ảnh: Học sinh tìm hiểu về chủ đề rác thải qua trò chơi phân loại rác trong giờ chào cờ tại trường THCS Ngô Quyền, Đông Anh, Hà Nội (Nguồn: Live & Learn)
Picture
Ảnh: Học sinh tìm hiểu về chủ đề ô nhiễm không khí và rác thải tại trường THCS Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội (Nguồn: Live & Learn)
  • Tổ chức cuộc thi/phát động các chương trình về chủ đề rác thải
Trường TH Đức Thắng số 1 (Bắc Giang) tổ chức cuộc thi vẽ tranh mang thông điệp “Nói không với rác thải nhựa - sống xanh cho tương lai”. Cuộc thi đã khuyến khích học sinh tạo ra nhiều sản phẩm truyền thông để truyền tải các thông điệp về giảm thiểu rác thải nhựa như: “Đi chợ nhớ mang theo túi đựng”, “Mua đồ ăn sáng không dùng túi ni lông, vỏ hộp xốp”, “Thu gom rác đúng nơi quy định”... Nhờ cách truyền tải ngắn gọn, sinh động và thiết thực, các thông điệp này đã phần nào tác động tới hành vi của các thầy cô và học sinh trong trường để chung tay giảm thiểu rác thải nhựa 
Picture
Ảnh: Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề rác thải (Nguồn: Sở Giáo dục Bắc Giang)
Nhiều trường học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã phát động các chương trình về chủ đề rác thải nhựa dưới nhiều hình thức như:
  • ​Tuần lễ hành động “Nói không với nhựa dùng một lần” là chương trình giáo dục các em học sinh có thói quen từ chối nhựa dùng một lần, thay thế bằng việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đồng thời kích thích sự sáng tạo, nhiệt huyết của học sinh, thông qua chương trình giáo dục về môi trường. Bên cạnh đó từng bước giáo dục thói quen tiêu dùng xanh tại các trường học, xây dựng ý thức và định hướng các em học sinh giảm thiểu, hạn chế, từ chối nhựa sử dụng một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, Liên đội trường TH Phúc Tân đã phát động thi đua giữa các khối, các lớp trong trường, tạo điều kiện để các em học sinh trực tiếp thực hành thói quen từ chối nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một Hà Nội xanh ngay tại trường học;
  • Trường TH Tràng An phát động “Tuần lễ hành động nói không với nhựa dùng một lần” tới toàn bộ học sinh trong trường nhằm mục đích giúp học sinh xây dựng thói quen tiêu dùng xanh;
  • Trường THCS Ngô Sĩ Liên phát động chương trình “Nói không với nhựa dùng một lần” thông qua buổi tập huấn cán bộ Liên chi Đội nhằm tuyên truyền, giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa, hình thành thói quen không sử dụng túi ni lông, vứt rác đúng nơi quy định, thúc đẩy hành động, sáng kiến của các em trong bảo vệ môi trường;
  • Từ tháng 09/2016, chương trình Từ Nông trại đến trường học tiếp tục được triển khai tại 2 trường Trường Tiểu học Công nghệ Giáo dục và Trường Mầm non số 5 phường Ngọc Hà với 2 lớp mầm non (120 học sinh), 3 lớp Tiểu học với (60 học sinh). Chương trình vẫn tiếp tục phát huy tinh thần tạo ra những không gian xanh trong các trường học (vườn rau) để trẻ em thành phố có điều kiện để tiếp xúc và gần gũi với tự nhiên, bồi đắp tình yêu thiên nhiên từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống. Bên cạnh việc triển khai các lớp học cho học sinh, trong tháng 10/2016, dự án cũng đã triển khai 1 chương trình tập huấn cho cán bộ giáo viên trường Mầm non số 5 Ngọc Hà với nội dung “Giáo dục vì sự phát triển bền vững” và “Tích hợp tinh thần Từ nông trại đến trường học vào chương trình giảng dạy tại trường”. Hy vọng rằng, với những nỗ lực của cán bộ chương trình, cùng với sự hợp tác từ phía nhà trường và sự đồng hành từ phía các nhà tài trợ, Farm To School sẽ ngày càng lan tỏa được giá trị của mình và tinh thần của Farm To School sẽ được ứng dụng trong chính các tiết học hàng ngày của các em học sinh.
Picture
Cô giáo Nguyễn Thị Loan – GVCN lớp 4C đã đưa ra những ví dụ giúp HS nhận thức được sự nguy hại của rác thải nhựa và tầm quan trọng của việc không sử dụng nhựa dùng một lần. Nguồn: TH Phúc Tân
Picture
Ảnh: Buổi thu hoạch rau trong vườn trường tiểu học Nguồn: Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị
Trường THCS Đồng Sơn tổ chức cuộc thi "Tái chế rác thải nhựa tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường" khuyến khích giáo viên và học sinh nâng cao nhận thức về vấn đề sử dụng và tái chế đồ nhựa. 
Picture
Ảnh: Rác thải nhựa được tái chế Nguồn: Cổng thông tin điện tử Giáo dục và Đạo tạo thành phố Bắc Giang
Dự án UEH - Zero Waste Campus được thực hiện thí điểm tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở Nguyễn Văn Linh với sự hợp tác, tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật từ Liên minh không rác thải Việt Nam. Dự án thực hiện các biện pháp quản lý, xây dựng các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên nói riêng và người trẻ nói chung về lối sống xanh, không rác thải, chung tay biến rác thải thành tài nguyên. 
Picture
Ảnh: Poster dự án UEH - Zero Waste Campus
  • Tổ chức tham quan các cơ sở thu gom, xử lý rác thải
Trong chuyến tham quan xưởng tái chế vỏ hộp sữa, các bạn học sinh trường Phổ thông liên cấp sinh thái Eraschool (Mê Linh, Hà Nội) đã được tham gia trả lời các câu đố về rác nhựa và trải nghiệm một số công đoạn tái chế như: tự tay làm một bộ đồ chơi từ vỏ hộp sữa, tái chế những chiếc chậu cây thật xinh từ rác nhựa. Thông qua các trải nghiệm này, những kiến thức khô khan về rác nhựa, phân loại, tái chế rác trở nên thú vị hơn rất nhiều và giúp học sinh ghi nhớ sâu hơn những bài học để “Hiểu đúng về nhựa”.
Picture
Ảnh: Học sinh trường Phổ thông liên cấp sinh thái Eraschool thăm quan và thực hành tại xưởng tái chế vỏ hộp sữa (Nguồn: Eraschool)
  • Tổ chức hoạt động ngoại khóa 
Trường Tiểu học Phúc Tân phát động chiến dịch "Tháng nói không với rác thải nhựa", nhắm giáo dục cho học sinh thói quen từ chối nhựa dùng một lần và khuyến khích tiêu dùng xanh, sự dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. 
Picture
Ảnh: Buổi tuyên truyền "Tháng nói không với rác thải nhựa"
Trường Tiểu học Trưng Vương tổ chức chiếu phim "Dấu chân sinh thái" cho học sinh các khối. Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường, đồng thời, khích lệ học sinh thực hành lối sống xanh. 
Picture
Ảnh: Học sinh đang xem phim "Dấu chân sinh thái"
Trường THCS Đồng Sơn tổ chức sinh hoạt ngoại khóa "Tuyên truyền phòng chống rác thải nhựa" với sự tham gia của đông đủ giáo viên và học sinh nhà trường. Với châm ngôn "Nói không với rác thải nhựa trong trường học" vì một trường THCS Đồng Sơn xanh-sạch-đẹp, nhà trường kêu gọi thầy cô và học sinh nhà trường thay đổi hành vi, thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Trong buổi sinh hoat, học sinh được xem các tiểu phẩm về chủ đề môi trường, tham gia vào trả lời các câu hỏi về phân loại rác thải nhựa. 
Picture
Ảnh: Học sinh trường THCS Đồng Sơn tham gia phân loại rác tại trường Nguồn: Cổng thông tin điện tử Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Giang
Trường THCS Đồng Sơn phối hợp với Ban chấp hành Đoàn xã Đồng Sơn tổ chức "Ngày chủ nhật xanh" kêu gọi người dân dọn dẹp, vệ sinh môi trường sống xung quanh. 
Picture
Ảnh: Học sinh tham gia "Ngày chủ nhật xanh" Nguồn: Cổng thông tin điện tử Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Giang
Thành lập các câu lạc bộ/nhóm (giáo viên, học sinh…) hoạt động về môi trường và tổ chức sinh hoạt đều đặn, có sản phẩm/kết quả thiết thực, sáng tạo
​

  • Trường TH Phúc Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thành lập CLB “Tái chế từ nguyên liệu rác thải nhựa” gồm 14 đồng chí trong Chi đoàn giáo viên và 7 học sinh trong Ban chỉ huy liên đội. Câu lạc bộ sinh hoạt 1 tuần/lần vào chiều thứ 6 để thu nhập rác để tái chế
  • Thực hiện KH số 28/KH-THHN, trường Tiểu học Hương Ngải đã thành lập câu lạc bộ “Vì tương lai xanh”. Câu lạc bộ được thành lập gồm 58 thành viên đến từ các khối lớp 3; 4; 5. Câu lạc bộ được thành lập trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường nên chủ yếu sinh hoạt theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của cô Tổng phụ trách Đội. Mỗi tuần các con được sinh hoạt một lần do cô tổng phụ trách mở lớp và phát động. Buổi khai mạc các con được nghe cô tuyên truyền giới thiệu về những nguy hại của rác thải, cũng như lượng rác thải ra hiện nay. Trong những buổi học, cô giáo và học trò cùng nhau chia sẻ về những việc làm và các sản phẩm được làm từ rác tái chế ví dụ làm đồ chơi, làm quần áo và váy cho búp bê, làm chậu trồng cây cảnh,… Mỗi tuần 1 lần cô tổng phụ trách mở lớp và các thành viên trong câu lạc bộ giới thiệu những sản phẩm mình làm được từ các sản phẩm rác tái chế chia sẻ cách làm và chụp lại các sản phẩm làm được gửi về cho cô Tổng phụ trách. Sau khi sử dụng, từ những thứ vô tri vô giác tưởng chừng bỏ đi nhưng các thành viên của câu lạc bộ “Tương lai xanh” đã tái chế thành những đồ vật thân thuộc trong cuộc sống, đem đến cho rác thải một cuộc sống mới ý nghĩa hơn và có ích cho cộng đồng. Cuối tháng câu lạc bộ tổ chức trưng bày sản phẩm từ rác tái chế học sinh rất hào hứng, tự hào về sản phẩm học sinh làm ra
Picture
Ảnh: Sản phẩm bình cứu hỏa làm từ vỏ chai nước ngọt của CLB "Tương lai xanh" (Nguồn: TH Hương Ngải)
Trường THCS Đồng Sơn thành lập "Biệt đội xanh" phát động phong trào kế hoạch nhỏ thu gom các sản phẩm từ nhựa. CLB tiến hành thu gom các sản phẩm làm từ nhựa (túi nilon, vỏ chai...) và đổi lại những phần quả nhỏ (bút, số...).
Picture
Ảnh: Hoạt động thường nhật cuối tuần của "Biệt đội xanh" thu gon rác thải nhựa. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Giang
CHính sách quản lý
Cơ sở
​vật chất
Giáo dục truyền thông
THực hành xanh
Tài liệu
GIÁO DỤC

Picture
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 | Email: vietnam@livelearn.org
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com

Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Tại sao cần trường học xanh
    • Chuyện gì đang xảy ra?
    • Tại sao trường học cần hành động?
    • Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam
  • Giải pháp cho trường học
    • Các trụ cột của trường học xanh >
      • Chính Sách Quản Lý
      • Cơ sở vật chất
      • Giáo dục truyền thông
      • Thực hành xanh của học sinh
    • CÁC GIẢI PHÁP TRƯỜNG HỌC XANH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ >
      • Không khí​ >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Năng Lượng >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Rác Thải >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Nước >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Không gian xanh và các chủ đề khác >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
  • Các bước thực hiện
    • Thành lập Ban Môi trường
    • Khảo sát, đánh giá
    • Lập kế hoạch
    • Tổ chức thực hiện
    • Giám sát và đánh giá
    • Truyền thông và lan tỏa
  • Tài liệu tham khảo
    • Hướng dẫn chung
    • Chủ đề không khí
    • Chủ đề năng lượng
    • Chủ đề rác thải
    • Chủ đề nước
    • Chủ đề không gian xanh
    • Tài liệu tham khảo
    • Chú thích
  • Liên hệ