CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA?
Các vấn đề về môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới trẻ em. Theo báo cáo của UNICEF năm 2021, Việt Nam xếp thứ 37 trên 163 quốc gia về chỉ số bị tác động bởi các vấn về khí hậu và môi trường của trẻ em (CCRI) [1]. Chỉ số này được đánh giá trên 2 yếu tố: (1) sự tiếp xúc của trẻ em với các vấn đề về khí hậu và gánh nặng môi trường, (2) tính dễ bị tổn thương của trẻ em. Các mục tiếp theo sẽ làm rõ các vấn đề về môi trường và tác động đến trẻ em tại Việt Nam.
TRÁI ĐẤT ĐANG NÓNG LÊN
Việt Nam là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH) trong giai đoạn 1999 - 2018 [2]. BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến chúng ta, với các biểu hiện như: nước biển dâng, nhiệt độ tăng, sự bất thường về khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan (như nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán…) gia tăng và khó dự đoán hơn. Những ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH bao gồm các tác động tới: tài nguyên nước, sức khỏe con người và động vật, cơ sở hạ tầng, an ninh môi trường/năng lượng do mất nơi ở, nguồn nước hoặc do bệnh tật và mất mùa… Theo Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2016, trong tương lai biến đổi khí hậu có thể làm tăng mực nước biển của Việt Nam thêm 1 mét, làm ngập úng 38,9% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 17,8% diện tích TP. Hồ Chí Minh và 16,8% diện tích Đồng bằng sông Hồng. [3]
Nước biển ấm lên cũng sẽ sinh ra những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Ở Việt Nam, những khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét bất thường, bão, lũ, hạn hán...) là vùng ven biển Trung Bộ, vùng núi Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình thiên tai ở Việt Nam đang diễn ra ngày càng phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền của cả nước. Chỉ tính riêng năm 2020, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai với 576 đợt, trận thiên tai, gây thiệt hại về người ước tính 357 người chết, mất tích và về kinh tế ước tính khoảng 37.400 tỉ đồng. .
Nước biển ấm lên cũng sẽ sinh ra những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Ở Việt Nam, những khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét bất thường, bão, lũ, hạn hán...) là vùng ven biển Trung Bộ, vùng núi Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình thiên tai ở Việt Nam đang diễn ra ngày càng phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền của cả nước. Chỉ tính riêng năm 2020, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai với 576 đợt, trận thiên tai, gây thiệt hại về người ước tính 357 người chết, mất tích và về kinh tế ước tính khoảng 37.400 tỉ đồng. .
Các tác động do BĐKH ảnh hưởng tới hơn 74% dân số. Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bởi các hậu quả của BĐKH như các khó khăn cho trẻ em trong việc tiếp cận với thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. [4]
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐANG LÀ MỘT TRONG NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG NGHIÊM TRỌNG NHẤT, ĐẶC BIỆT Ở CÁC THÀNH PHỐ LỚN
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 92% dân số thế giới đang phơi nhiễm với ô nhiễm không khí (ÔNKK) vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các quốc gia Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, đặc biệt ở khu vực đô thị. Việt Nam đứng thứ 115 trên 180 quốc gia trong xếp hạng gánh nặng bệnh tật do phơi nhiễm với ÔNKK tại Việt Nam theo chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) năm 2020 do Đại học Yale tính toán (hạng 1 tương ứng với gánh nặng bệnh tật do phơi nhiễm với ÔNKK thấp nhất). Năm 2020, nước ta có tới 10/63 tỉnh, thành phố có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT, bao gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. Tại nhiều tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, mặc dù nồng độ bụi PM2,5 trung bình năm toàn tỉnh dưới ngưỡng quy chuẩn, vẫn còn nhiều khu vực trong các tỉnh, thành phố này bị ô nhiễm bụi mịn.
ÔNKK ngoài trời tại các thành phố lớn đến từ các nguồn như hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, đốt rác, đốt rơm rạ... Không khí trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn khác nhau như thiết bị đun nấu – sưởi ấm (là môi trường cho vi khuẩn phát triển), hóa chất giặt tẩy trong phòng vệ sinh, bụi từ vật nuôi trong gia đình… ÔNKK được coi là sát thủ vô hình, thầm lặng “ăn mòn” sức khỏe của con người, đặc biệt là sức khỏe của trẻ em. ÔNKK là nguyên nhân dẫn đến khoảng 29% số ca tử vong do ung thư phổi; 25% số ca tử vong do đột quỵ; 24% ca tử vong do bệnh tim mạch; 43% tử vong do các bệnh về phổi trên thế giới. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy trong năm 2016, có tới hơn 60.000 ca tử vong do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi đều liên quan tới ÔNKK. ÔNKK được xác định là một trong năm yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2019. Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi ÔNKK hơn so với người lớn. Theo ước tính của WHO, năm 2016 có khoảng 600.000 trẻ em qua đời do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính gây ra bởi ÔNKK. Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra có sự tương quan trong số ca nhập viện của trẻ vì các bệnh về hô hấp với nồng độ các chất gây ÔNKK,. |
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi ONKK hơn so với người lớn. Theo ước tính của WHO, năm 2016 có khoảng 600,000 trẻ em qua đời do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính gây ra bởi ONKK. Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra có sự tương quan trong số ca nhập viện của trẻ vì các bệnh về hô hấp với nồng độ các chất gây ONKK [10,11]
CÁC BÃI RÁC ĐANG BỊ QUÁ TẢI VÀ Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA
.Khối lượng rác đô thị đã tăng đáng kể qua các thập kỉ do sự thay đổi trong lối sống của người dân, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 - Quản lý chất thải rắn sinh hoạt” [12] cho biết tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam năm 2019 là 64.658 tấn/ ngày, tăng 46% so với năm 2010. Rác thải tăng đáng kể tại các địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao và có các hoạt động du lịch sôi nổi. Kết quả tính toán cho thấy tại một số địa phương, trung bình một người tạo ra hơn 1 kg rác thải sinh hoạt trong vòng một ngày.
Ở thành phố, các điểm tập kết rác luôn bị quá tải, rác vứt tràn ra đường phố, các xe thu rác còn thô sơ, không có nắp che đậy nên thường bốc mùi hôi thối khó chịu, gây mất vệ sinh. Ở các làng nghề và vùng nông thôn, chỉ một phần nhỏ chất thải rắn được thu gom, phần còn lại thường được đổ lộ thiên ven đường làng, bờ mương gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Lượng rác thải sinh hoạt, chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản... ngày càng nhiều khiến các bãi chôn lấp và chứa rác bị quá tải. Hiện nay, phần lớn rác thải tại Việt Nam chưa được phân loại đúng cách. Chỉ có phần ít rác thải được thu gom và xử lý, tái chế, phần lớn số còn lại không qua xử lý hoặc sử dụng các biện pháp lạc hậu như đốt, chôn lấp và đổ trực tiếp ra môi trường, gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm không khí, đất, nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và đa dạng sinh học. Phương thức xử lý rác thải chủ yếu tại Việt Nam hiện nay là chôn lấp. Các bãi chôn lấp chủ yếu tồn tại từ lâu, tiêu tốn quỹ đất; tỉ lệ rác thải được xử lý kết hợp thu hồi năng lượng còn thấp. Theo số liệu thống kê năm 2019, tại Việt Nam có 904 bãi chôn lấp, tiếp nhận tổng cộng 35,000 tấn rác thải sinh hoạt hàng ngày. Trong số đó, chỉ có 20% được phân loại là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã.
Ở thành phố, các điểm tập kết rác luôn bị quá tải, rác vứt tràn ra đường phố, các xe thu rác còn thô sơ, không có nắp che đậy nên thường bốc mùi hôi thối khó chịu, gây mất vệ sinh. Ở các làng nghề và vùng nông thôn, chỉ một phần nhỏ chất thải rắn được thu gom, phần còn lại thường được đổ lộ thiên ven đường làng, bờ mương gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Lượng rác thải sinh hoạt, chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản... ngày càng nhiều khiến các bãi chôn lấp và chứa rác bị quá tải. Hiện nay, phần lớn rác thải tại Việt Nam chưa được phân loại đúng cách. Chỉ có phần ít rác thải được thu gom và xử lý, tái chế, phần lớn số còn lại không qua xử lý hoặc sử dụng các biện pháp lạc hậu như đốt, chôn lấp và đổ trực tiếp ra môi trường, gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm không khí, đất, nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và đa dạng sinh học. Phương thức xử lý rác thải chủ yếu tại Việt Nam hiện nay là chôn lấp. Các bãi chôn lấp chủ yếu tồn tại từ lâu, tiêu tốn quỹ đất; tỉ lệ rác thải được xử lý kết hợp thu hồi năng lượng còn thấp. Theo số liệu thống kê năm 2019, tại Việt Nam có 904 bãi chôn lấp, tiếp nhận tổng cộng 35,000 tấn rác thải sinh hoạt hàng ngày. Trong số đó, chỉ có 20% được phân loại là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc các bãi tập kết chất thải cấp xã.
Trong những năm gần đây, một vấn đề rác thải được quan tâm lớn là ô nhiễm rác thải nhựa. Theo tổ chức Bảo tồn đại dương (Ocean Conservan-cy): Việt Nam là một trong 5 quốc gia thải rác nhựa ra đại dương nhiều nhất trên thế giới [13]. Một chiếc túi nhựa, hay đồ dùng một lần chỉ được sử dụng trong thời gian rất ngắn rồi thải bỏ nhưng phải mất đến hàng trăm năm để phân hủy trong môi trường. Nếu chúng ta không hành động để giải quyết vấn đề, đến khoảng năm 2050, xét về khối lượng, đại dương có thể sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn cá. [14]
THIẾU NƯỚC SẠCH, NƯỚC BỊ Ô NHIỄM VÀ LÃNG PHÍ
Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) năm 2020, có khoảng hơn 2 tỉ người ở cả thành thị và nông thôn các nước châu Á - Thái Bình Dương đang sống trong tình trạng thiếu nguồn cung cấp nước sạch. Những diễn biến bất thường của thiên tai do biến đổi khí hậu với quy mô và cường độ ngày càng gia tăng đang góp phần làm cho nguồn nước sạch ngày càng trở nên suy thoái và cạn kiệt [15]. Tuy có hệ thống sông ngòi dày đặc nhưng tài nguyên nước ở Việt Nam chỉ ở mức trung bình với nhiều yếu tố không bền vững và khó đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao. Theo “Báo cáo Môi trường quốc gia 2018 - Môi trường nước các khu vực sông” [16], dòng chảy các hệ thống sông, suối ở Việt Nam những năm gần đây đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, có nơi tới 60 - 90%. Mực nước nhiều nơi đạt mức thấp nhất lịch sử đã gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, mặn xâm nhập sâu vào vùng cửa sông. Ngoài ra, có tới 63% tổng lượng nước từ lãnh thổ bên ngoài chảy vào nước ta. Nguồn nước này không chỉ khó có thể được chủ động khai thác mà còn mang đến những rủi ro không đáng có như các chất ô nhiễm. Do hạn chế trong việc xử lý chất thải, Việt Nam còn đứng trước thách thức to lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Năm 2018, chỉ có 12,5% nước thải sinh hoạt từ các đô thị loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn quy định và nhiều khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vẫn xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ, gây ô nhiễm nước. Sông Thị Vải là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống sông Đồng Nai. Ở đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối, kể cả khi thủy triều lên và xuống, các chỉ số ô nhiễm hữu cơ vượt mức cho phép, như hàm lượng kim loại sắt đã cao hơn từ 10 – 12 lần so với tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam [17].
Cũng theo “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2018 - Môi trường nước các lưu vực sông”, ô nhiễm nguồn nước mặt, khai thác quá mức, cộng thêm việc giữ nước của các công trình thủy điện dẫn đến nỗi lo thiếu nước của không chỉ những người dân nông thôn mà ngay cả những người dân sống ở thành thị, ví dụ như Hà Nội. Hiệp hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA) đã đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia thiếu nước.
Thiếu nước sạch và vệ sinh kém ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe, dẫn đến các bệnh nhưung thư, nhiễm giun, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm màng kết và đau mắt hột... Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Báo cáo của Cục Quản lý Tài nguyên nước năm 2010 chỉ ra 80% trường hợp bệnh lị và tiêu chảy là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra [18].
Cũng theo “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2018 - Môi trường nước các lưu vực sông”, ô nhiễm nguồn nước mặt, khai thác quá mức, cộng thêm việc giữ nước của các công trình thủy điện dẫn đến nỗi lo thiếu nước của không chỉ những người dân nông thôn mà ngay cả những người dân sống ở thành thị, ví dụ như Hà Nội. Hiệp hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA) đã đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia thiếu nước.
Thiếu nước sạch và vệ sinh kém ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe, dẫn đến các bệnh nhưung thư, nhiễm giun, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, viêm màng kết và đau mắt hột... Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Báo cáo của Cục Quản lý Tài nguyên nước năm 2010 chỉ ra 80% trường hợp bệnh lị và tiêu chảy là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra [18].
NGUỒN NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH ĐANG NGÀY CÀNG CẠN KIỆT VÀ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG - XÃ HỘI
Từ khi bắt đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế tại tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đều dựa trên nguồn nhiên liệu hóa thạch. Để hình thành được lượng than, dầu, khí đốt như chúng ta có, thiên nhiên cần hàng trăm triệu năm, nhưng con người chỉ cần vài trăm năm để khai thác và đốt cháy hết nguồn tài nguyên đó. Xã hội càng hiện đại, mức tiêu thụ năng lượng theo đầu người ngày càng gia tăng với thời gian. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mức tiêu thụ năng lượng theo đầu người đã tăng 10% trong vòng gần 20 năm, kể từ năm 1990 đến 2008 [19]. Tại Việt Nam, sự gia tăng mức tiêu thụ điện càng thể hiện rõ trong mùa hè do nắng nóng tăng cường. Ngày 01/06/2021, mức tiêu thụ điện của toàn quốc lập kỉ lục mới, tăng tới gần 25% so với cùng kỳ năm 2020 [20]. Với mức tiêu thụ năng lượng như hiện nay, dự đoán trữ lượng dầu mỏ trên thế giới sẽ chỉ còn đủ cho chưa đầy 100 năm nữa, nguồn khí sẽ cạn kiệt trong chừng 150 năm, than đá sẽ chỉ còn đủ cho 230 năm nữa [21, 22]. Mức tiêu thụ quá lớn và tăng quá nhanh trong khi nguồn năng lượng này ngày càng cạn kiệt gây ra mối đe dọa về an ninh năng lượng tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, nguồn than trong nước không còn đủ cho sản xuất điện: ước tính cần nhập khẩu khoảng 30-32 triệu tấn vào năm 2025 và khoảng 50-65 triệu tấn vào năm 2030. [23]
Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đang tác động nghiêm trọng đến môi trường và xã hội. Theo nghiên cứu của World Bank (2010), năng lượng để sản xuất điện và nhiệt đóng góp khoảng 41% tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu. Trong lĩnh vực năng lượng, than là nguồn phát thải CO2 lớn nhất, chiếm hơn 70% trên tổng phát thải của lĩnh vực này [24].
Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đang tác động nghiêm trọng đến môi trường và xã hội. Theo nghiên cứu của World Bank (2010), năng lượng để sản xuất điện và nhiệt đóng góp khoảng 41% tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu. Trong lĩnh vực năng lượng, than là nguồn phát thải CO2 lớn nhất, chiếm hơn 70% trên tổng phát thải của lĩnh vực này [24].
CÁC HỆ SINH THÁI ĐANG BỊ KHAI THÁC QUÁ MỨC
Đa dạng sinh thái trên thế giới đang suy thoái nghiêm trọng. Các hệ sinh thái bị tác động và khai thác quá mức; diện tích rừng, nhất là rừng nhiệt đới bị thu hẹp một cách báo động. Tốc độ tuyệt chủng của các loài ngày một tăng. Theo “Báo cáo sức sống hành tinh năm 2020”, trung bình 68% các quần thể động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá trên toàn cầu đã giảm từ năm 1970 đến 2016, phần lớn là do môi trường bị phá huỷ. [25] Ước tính của nhóm chuyên gia quốc tế đa dạng sinh thái (IPBES) năm 2019 còn gợi ý rằng khoảng một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu. Việt Nam có các hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên các hệ sinh thái này hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người và những tác động của BĐKH.
Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn đến các hậu quả làm giảm hoặc đánh mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Hệ quả cuối cùng sẽ là hệ thống kinh tế bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, nhất là ở các nước đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. [26]
Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn đến các hậu quả làm giảm hoặc đánh mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Hệ quả cuối cùng sẽ là hệ thống kinh tế bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, nhất là ở các nước đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. [26]
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 *Fax: +84-24 3718694 Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 *Fax: +84-24 3718694 Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com