Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam
Việc xây dựng và áp dụng mô hình trường học xanh hay trường học sinh thái đang được nỗ lực thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và ngay trong khu vực các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Nội dung dưới đây tóm tắt một số chương trình điển hình trên thế giới và Việt Nam.
CHƯƠNG TRÌNH TRƯỜNG HỌC SINH THÁI (ECO-SCHOOLS) [31]
“Trường học sinh thái” là chương trình trường học bền vững lớn nhất trên toàn cầu. Chương trình được thực hiện đầu tiên tại Anh Quốc vào năm 1994 và đã lan tỏa tới 5900 trường học tại 68 quốc gia tính đến năm 2019. Mục tiêu của trường học sinh thái là gắn kết học sinh với môi trường và trao quyền cho học sinh để các em chủ động bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động học tập vui vẻ, có định hướng hành động và có trách nhiệm với xã hội.
Chương trình trường học sinh thái tập trung vào 12 chủ đề: tự nhiên và đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, năng lượng, thực phẩm, tinh thần công dân toàn cầu, sức khỏe thể chất và tinh thần, đại dương và bờ biển, nước, sân trường, giao thông, vấn đề về xả rác và quản lý rác thải. Không chỉ hướng tới cải thiện chất lượng môi trường trường học, trường học sinh thái còn chú trọng vào việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy hành động của học sinh và đảm bảo sự tham gia của tất cả các thành viên trong trường, tăng cường sự kết nối với cộng đồng và kết nối toàn cầu.
Để xây dựng trường học sinh thái, trường học được khuyến khích thực hiện theo 7 bước: (1) thành lập hội đồng sinh thái, (2) thực hiện đánh giá tình trạng môi trường, (3) lập kế hoạch hành động, (4) giám sát và đánh giá, (5) lồng ghép các nội dung về trường học sinh thái trong chương trình nhà trường, (6) thúc đẩy sự tham gia của toàn trường và cộng đồng và (7) thiết lập bộ quy tắc thực hành xanh tại trường học. Các bước này có thể được điều chỉnh đểề phù hợp với đặc điểm trường học. Các trường học thực hiện tốt các hoạt động xây dựng trường học sinh thái sau thời gian 2 năm có thể nộp hồ sơ để được cân nhắc trao giải thưởng “Cờ Xanh” (Green Flag) - Giải thưởng được đánh giá hàng năm nhằm ghi nhận kết quả xây dựng trường học xanh của nhà trường.
Chương trình trường học sinh thái tập trung vào 12 chủ đề: tự nhiên và đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, năng lượng, thực phẩm, tinh thần công dân toàn cầu, sức khỏe thể chất và tinh thần, đại dương và bờ biển, nước, sân trường, giao thông, vấn đề về xả rác và quản lý rác thải. Không chỉ hướng tới cải thiện chất lượng môi trường trường học, trường học sinh thái còn chú trọng vào việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy hành động của học sinh và đảm bảo sự tham gia của tất cả các thành viên trong trường, tăng cường sự kết nối với cộng đồng và kết nối toàn cầu.
Để xây dựng trường học sinh thái, trường học được khuyến khích thực hiện theo 7 bước: (1) thành lập hội đồng sinh thái, (2) thực hiện đánh giá tình trạng môi trường, (3) lập kế hoạch hành động, (4) giám sát và đánh giá, (5) lồng ghép các nội dung về trường học sinh thái trong chương trình nhà trường, (6) thúc đẩy sự tham gia của toàn trường và cộng đồng và (7) thiết lập bộ quy tắc thực hành xanh tại trường học. Các bước này có thể được điều chỉnh đểề phù hợp với đặc điểm trường học. Các trường học thực hiện tốt các hoạt động xây dựng trường học sinh thái sau thời gian 2 năm có thể nộp hồ sơ để được cân nhắc trao giải thưởng “Cờ Xanh” (Green Flag) - Giải thưởng được đánh giá hàng năm nhằm ghi nhận kết quả xây dựng trường học xanh của nhà trường.
CHƯƠNG TRÌNH TRƯỜNG HỌC RUY BĂNG XANH (GREEN RIBBON SCHOOLS) [32]
Ra đời vào năm 2011, chương trình “Trường học Ruy băng xanh” (Green Ribbon Schools, hay còn được viết tắt là ED-GRS) của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ là giải thưởng ghi nhận các trường học công và tư thục ở các cấp thực hiện tốt khả năng lãnh đạo trong 3 trụ cột: (1) giảm thiểu chi phí và tác động môi trường, (2) cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh, CBCNV trong trường và (3) giáo dục về bền vững hiệu quả, bao gồm giáo dục môi trường gắn với STEM, kĩ năng công dân và hướng nghiệp xanh [33]. Khung đánh giá này đã được tham khảo và vận dụng bởi hơn 60 tổ chức tại Hoa Kỳ. Các chủ đề mà trường học xanh tập trung bao gồm: (1) quản lý nước, (2) vật liệu và mua sắm bền vững, (3) giữ gìn vệ sinh, (4) quản lý năng lượng, (5) giao thông, (6) chất lượng môi trường trong nhà, (7) tái chế và quản lý rác thải và (8) quản lý khuôn viên trường học.
Để xây dựng trường học xanh, trường học cần tiếp cận toàn diện, từ chương trình giáo dục, cơ sở vật chất tới văn hóa tổ chức của trường học, tất cả các yếu tố này cần hỗ trợ sự phát triển bền vững để tạo nên bức tranh toàn diện về trường học xanh. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia và tăng cường hợp tác của nhiều bên liên quan như trường học, cộng đồng và các cơ quan chính quyền trong lĩnh vực giáo dục và sức khỏe để chung tay xây dựng trường học xanh.
Để xây dựng trường học xanh, trường học cần tiếp cận toàn diện, từ chương trình giáo dục, cơ sở vật chất tới văn hóa tổ chức của trường học, tất cả các yếu tố này cần hỗ trợ sự phát triển bền vững để tạo nên bức tranh toàn diện về trường học xanh. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia và tăng cường hợp tác của nhiều bên liên quan như trường học, cộng đồng và các cơ quan chính quyền trong lĩnh vực giáo dục và sức khỏe để chung tay xây dựng trường học xanh.
CHƯƠNG TRÌNH TRƯỜNG HỌC SINH THÁI TẠI CÁC NƯỚC ASEAN [34]
Chương trình “Giải thưởng trường học sinh thái ASEAN” (ASEAN Eco-Schools Award Programme) là một trong các hoạt động hợp tác của các nước ASEAN trong lĩnh vực môi trường. Để xây dựng nên hướng dẫn về trường học sinh thái, chương trình đã tổng hợp và tham khảo từ các chương trình riêng của các nước trong khối ASEAN như chương trình “Trường học sinh thái” tại Thái Lan và In-đô-nê-xi-a, “Sáng kiến trường học xanh” và “Sáng kiến CLB Sinh thái” tại Bru-nây, các chương trình giáo dục cùng các giải thưởng vì môi trường và sinh thái tại Xin-ga-po….
Trường học sinh thái được đánh giá dựa trên các tiêu chí: (1) chính sách quản lý trường học, (2) các hoạt động dạy và học, (3) cơ sở vật chất và các thực hành môi trường và (4) sự tham gia với cộng đồng. Các trường học tại các nước ASEAN đã thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường đa dạng như xanh hóa trường học, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo tồn nước, bảo tồn tài nguyên thông qua quản lý rác thải hiệu quả, giữ gìn vệ sinh và sức khỏe, phục hồi môi trường sống. Song song với các thực hành này là các hoạt động giáo dục truyền thông vì môi trường cùng cơ chế khuyến khích các sáng kiến của học sinh, trường học và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực môi trường.
Trường học sinh thái được đánh giá dựa trên các tiêu chí: (1) chính sách quản lý trường học, (2) các hoạt động dạy và học, (3) cơ sở vật chất và các thực hành môi trường và (4) sự tham gia với cộng đồng. Các trường học tại các nước ASEAN đã thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường đa dạng như xanh hóa trường học, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo tồn nước, bảo tồn tài nguyên thông qua quản lý rác thải hiệu quả, giữ gìn vệ sinh và sức khỏe, phục hồi môi trường sống. Song song với các thực hành này là các hoạt động giáo dục truyền thông vì môi trường cùng cơ chế khuyến khích các sáng kiến của học sinh, trường học và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực môi trường.
CHƯƠNG TRÌNH TRƯỜNG HỌC XANH TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, cách tiếp cận về trường học xanh phổ biến là thực hiện chương trình trường học “Xanh - Sạch - Đẹp”. Cách tiếp cận này hướng tới xây dựng trường học thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn, không gian xanh, sạch, khuôn viên phù hợp để phục vụ cho các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường học. Quá trình triển khai thực hiện trường học “Xanh - Sạch - Đẹp” có thể bắt gặp hạn chế khi cách hiểu về trường học xanh cũng còn hạn chế khi chỉ tập trung vào một trụ cột của trường học xanh mà thiếu sự đồng bộ trong cả nội quy và chính sách nhà trường, cơ sở vật chất và các hoạt động dạy học. Ví dụ, tiêu chí trường học “xanh” trong phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh – Sạch – Đẹp – An Toàn” [35] còn hạn chế trong phạm vi không gian xanh của nhà trường.
Tại TP. Hồ Chí Minh, chương trình “Trường học xanh” đã được triển khai trong năm học 2020 - 2021. Chương trình được thực hiện nhằm đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường trong trường học. Việc thực hiện xây dựng trường học xanh của các trường được định hướng và đánh giá dựa trên các phương diện: (1) quản trị môi trường tại trường học, (2) giáo dục bảo vệ môi trường và (3) thực hành bảo vệ môi trường tại trường học, bao gồm: giữ gìn vệ sinh môi trường, quản lý chất thải rắn, phát triển mảng xanh, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước. Các sáng kiến trường học xanh đã được thực hiện tại 37 đơn vị trường học ở các cấp học, và đem lại tác động tới các học sinh và giáo viên, giúp thay đổi hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày như hạn chế sử dụng chai nhựa, ống hút nhựa, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chất thải nguy hại, chất thải tái sử dụng tại các cơ sở giáo dục, tự trang bị cho mình những đồ dùng, vật dụng thay thế… Chương trình trường học xanh tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025 [36].
Tại Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành kế hoạch phối hợp thực hiện chương trình “Xây dựng Trường học xanh - Vì một Hà Nội xanh” nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thói quen, kĩ năng và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh cũng như các giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường học. Chương trình dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
Tại TP. Hồ Chí Minh, chương trình “Trường học xanh” đã được triển khai trong năm học 2020 - 2021. Chương trình được thực hiện nhằm đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường trong trường học. Việc thực hiện xây dựng trường học xanh của các trường được định hướng và đánh giá dựa trên các phương diện: (1) quản trị môi trường tại trường học, (2) giáo dục bảo vệ môi trường và (3) thực hành bảo vệ môi trường tại trường học, bao gồm: giữ gìn vệ sinh môi trường, quản lý chất thải rắn, phát triển mảng xanh, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước. Các sáng kiến trường học xanh đã được thực hiện tại 37 đơn vị trường học ở các cấp học, và đem lại tác động tới các học sinh và giáo viên, giúp thay đổi hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày như hạn chế sử dụng chai nhựa, ống hút nhựa, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chất thải nguy hại, chất thải tái sử dụng tại các cơ sở giáo dục, tự trang bị cho mình những đồ dùng, vật dụng thay thế… Chương trình trường học xanh tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025 [36].
Tại Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành kế hoạch phối hợp thực hiện chương trình “Xây dựng Trường học xanh - Vì một Hà Nội xanh” nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thói quen, kĩ năng và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của học sinh cũng như các giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường học. Chương trình dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 *Fax: +84-24 3718694 Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84-24 37185930 *Fax: +84-24 3718694 Email: [email protected]
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com