HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH
  • Tại sao cần trường học xanh
    • Chuyện gì đang xảy ra?
    • Tại sao trường học cần hành động?
    • Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam
  • Giải pháp cho trường học
    • Các trụ cột của trường học xanh >
      • Chính Sách Quản Lý
      • Cơ sở vật chất
      • Giáo dục truyền thông
      • Thực hành xanh của học sinh
    • CÁC GIẢI PHÁP TRƯỜNG HỌC XANH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ >
      • Không khí​ >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Năng Lượng >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Rác Thải >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Nước >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Không gian xanh và các chủ đề khác >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
  • Các bước thực hiện
    • Thành lập Ban Môi trường
    • Khảo sát, đánh giá
    • Lập kế hoạch
    • Tổ chức thực hiện
    • Giám sát và đánh giá
    • Truyền thông và lan tỏa
  • Tài liệu tham khảo
    • Hướng dẫn chung
    • Chủ đề không khí
    • Chủ đề năng lượng
    • Chủ đề rác thải
    • Chủ đề nước
    • Chủ đề không gian xanh
    • Tài liệu tham khảo
    • Chú thích
  • Liên hệ
Picture

tài liệu tham khảo
​chủ đề không gian xanh

9/4/2021

CLB “Bàn tay lấm lem”

0 Comments

 
1. Thông tin chung về CLB “Bàn tay lấm lem”
CLB “Bàn tay lấm lem” là một sáng kiến thuộc dự án “Trường học Xanh CGD” do tổ chức Live&Learn Việt Nam điều phối và được thực hiện bởi nhóm Trường học xanh tại trường tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội (CGD). Mục tiêu của khóa học nhằm nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên, thực hành công việc của người nông dân cũng như nâng cao nhận thức và hành động thân thiện với môi trường. CLB được tổ chức với 9 buổi học dành cho học sinh khối 1 và 2 tại nhà trường.

Picture
Sau 3 tháng, CLB đã thu hút 58 học sinh (Khối 1: 25 bạn và khối 2: 28 bạn) tham gia vào các hoạt động học tập và thực hành tại “Khu vườn Lấm Lem”. Với 9 chủ đề trải nghiệm, các thành viên CLB không chỉ được biết thêm các kiến thức mới về làm vườn, không khí sạch, dinh dưỡng, tiêu thụ sản phẩm… mà còn được thực hành sáng tạo các công việc của người nông dân hay tổ chức các thí nghiệm STEM ngay tại khu vườn. Khóa học cũng được sự quan tâm của Ban giám hiệu (BGH) nhà trường, các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. Đặc biệt, sau khi khóa học kết thúc, nhiều học sinh và cha mẹ phản rồi rất mong muốn được tiếp tục tham gia CLB trong các kỳ học tới. 
Bên cạnh việc hoạt động của CLB “Bàn tay lấm lem”, vườn trường cũng trở thành không gian học tập cho học sinh trong các tiết học về Khoa học tự nhiên và Giáo dục lối sống, nơi các bạn được tìm hiểu về thực vật, các cây thuốc nam cũng như sự đa dạng của hệ sinh thái. Tháng 12/2018, các sản phẩm trồng tại vườn thuốc nam đã được thu hoạch và bán cho học sinh để gây quỹ hơn 4,000,000 đồng nhằm duy trì vườn thuốc và tặng quà cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường tiểu học Đồng Tâm. 
2. Các hoạt động của CLB
Picture
3. Các kết quả chính của CLB
(1) Cải tạo khu vườn: Khu vườn trường CGD được xây dựng từ năm 2014 do cha mẹ học sinh xin khu đất đổ phế liệu để làm thành vườn rau cho học sinh học tập và trải nghiệm. Năm 2015 - 2017, Tổ chức Action for the City cùng các bạn sinh viên Đại học Không giảng đường đã cải tạo và tổ chức các khóa học “Nông dân nhí” cho học sinh tại khu vườn với hơn 500 bạn học sinh tham gia hoạt động. Năm 2019, với sự hỗ trợ từ dự án, nhóm Trường học xanh đã cùng với nhân viên bảo vệ - anh Trương Trọng Hoàng tổ chức cải tạo và trồng cây cho khu vườn. Diện tích khu vườn gồm 2 khu: Khu trồng rau và dạy học 70m2 và khu trồng các loại cây thuốc nam (10m2 - chạy dọc hành lang phía sau khu nhà Hiệu bộ). Vườn được trồng đa dạng các loại cây từ các cây gia vị, cây ăn quả, rau ăn lá và rau ăn quả… nhằm tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm và tìm hiểu các loại cây. Các vật liệu trong vườn được sử dụng cũng thân thiện với môi trường như dùng gạch xếp lối đi, gạch không nung làm bồn cây… 
(2) Xây dựng nhóm Tình nguyện viên (TNV): Nhóm Tình nguyện viên nòng cốt gồm 10 thành viên được lựa chọn từ khóa đào tạo Thanh niên nòng cốt do Live & Learn tập huấn. Các bạn là sinh viên các trường đại học và có mong muốn được thực hành các hoạt động với trẻ em liên quan đến chủ đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Các TNV đã tham gia các hoạt động chính bao gồm thiết kế bài học, chuẩn bị nguyên vật liệu và hỗ trợ giáo viên đứng lớp trong các buổi học tại vườn. Trong một số buổi, các bạn TNV đã rất tự tin đứng lớp để hướng dẫn cho học sinh tham gia các hoạt động. Bên cạnh đó các bạn cũng có những phản hồi rất hiệu quả để đóng góp cho các tiết học được hiệu quả hơn.
(3) Giới thiệu và đăng ký thành viên: Với sự hỗ trợ nhiệt tình từ BGH nhà trường, các thông tin về CLB đã được phổ biến tới học sinh và cha mẹ học sinh thông qua các kênh truyền thông như: chia sẻ tại giờ chào cờ, giáo viên chủ nhiệm chia sẻ trong lớp học, chia sẻ trên các group cha mẹ… Tổng số đơn đăng ký CLB nhận được là 128 học sinh (65 học sinh lớp 1 và 63 học sinh lớp 2). Bên cạnh đó, có rất nhiều các bạn học sinh mong muốn và xin vào học cùng các thành viên CLB trong các buổi học hoặc tham gia các hoạt động thực hành cùng các bạn. Kết quả này cho thấy sự quan tâm của cha mẹ và sự thích thú của các bạn nhỏ khi khám phá các hoạt động trải nghiệm với tự nhiên, các hoạt động về bảo vệ môi trường
(4) 9 buổi học tại vườn trường:
  • Các chủ đề: Khu vườn hạnh phúc, Trang trí khu vườn, Đất món quà quý giá từ tự nhiên, Thực hành làm vườn - gieo hạt, Hài hòa trong khu vườn (2 tiết), Người nông dân khỏe mạnh - Dinh dưỡng, Người nông dân thực thụ - Phiên chợ nông dân và Tổng kết. Các chủ đề được xây dựng dựa trên sự hình thành, phát triển của rau để đảm bảo sau 9 tiết học các bạn có thể thu hoạch sản phẩm cũng như quan sát, đánh giá được quá trình phát triển của rau xanh. 
  • Các bài học được thiết kế trong 45 phút trong đó gồm 3 phần chính: Ôn lại kiến thức - Trao đổi chủ đề mới - Thực hành. Nhằm tạo môi trường trao đổi cởi mở và thú vị, nhóm đã xây dựng đa dạng cách thức trao đổi như kể chuyện, vẽ tranh, dán giấy, trao đổi nhóm… kết hợp với các hoạt động thực hành phong phú từ việc làm đất, gieo hạt, các hoạt động STEM, bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Học sinh được trải nghiệm làm việc ở các cấp độ cá nhân- nhóm nhỏ - cả lớp - cộng đồng CGD. Các bạn cũng đã có những bài tập thực hành ở nhà nhằm tạo cơ hội để bố mẹ cùng được tham gia các hoạt động của các thành viên và động viên con có những hành động thân thiện với môi trường, yêu quý thiên nhiên. 
  • Kết nối với phụ huynh và các bạn học sinh CGD: Đây là khóa đầu tiên mà nhóm Trường học xanh đã có những kết nối gần gũi với cha mẹ học sinh nhằm tạo ra sự tương tác và tăng hiệu quả của khóa học. Sau mỗi buổi học, nhóm đều gửi thư chia sẻ nội dung bài học cũng như đề xuất phụ huynh hỗ trợ cho các buổi học tiếp theo tại khu vườn. Cha mẹ học sinh đã có những phản hồi tích cực và trao đổi với giáo viên về những thay đổi của học sinh tại gia đình như: 
“Ngày nào con cũng háo hức mong đến thứ 5 để tham gia CLB. Tuần vừa rồi, khi về đến nhà, con líu lo khoe với bố mẹ việc làm bánh đất. Con còn bảo mẹ hãy đi tham quan khu vườn của chúng con”
Trần Thị Thương 
Hay: “Bảo Minh hôm qua đã rất hạnh phúc đem chậu cây mầm về khoe bố mẹ và em trai. Cậu em trai bé xíu cũng rất háo hức. Cả nhà mong sẽ đươc thưởng thức bữa rau mầm do chính các con trồng”
 Thu Hà.
Trong tiết học về Phiên chợ nông dân, các bạn CLB Bàn tay lấm lem có cơ hội bán sản phẩm nông nghiệp và chia sẻ các hoạt động với thầy cô giáo, các bạn học sinh và phụ huynh. Đây là tiết học đáng nhớ nhất của các bạn vì được sự ủng hộ, chia sẻ của rất nhiều thầy cô, bạn bè và cha mẹ. Sau 2 buổi bán hàng các bạn đã có doanh thu gần 2 triệu đồng để liên hoan và bổ sung quỹ duy trì khu vườn. 
Trong buổi tổng kết, 100% thành viên mong muốn tiếp tục được tham gia vào các hoạt động của CLB, một số học sinh chưa được tham gia đều hỏi về khả năng hoạt động tiếp tục của CLB. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy sự quan tâm và sự sẵn sàng tham gia trải nghiệm của học sinh CGD.

4. Các bài học kinh nghiệm và đề xuất
  • Sự linh hoạt trong việc thiết kế và tổ chức khóa học: Thay vì một khóa học đã có sẵn nội dung, nhóm thiết kế khung hoạt động và có những sự điều chỉnh để phù hợp với nhóm học sinh tham gia. Ví dụ, nhận thấy trong tiết học về Hài hòa trong khu vườn, các bạn nhỏ rất háo hức với các hoạt động thí nghiệm, nhóm đã thiết kế thêm hoạt động STEM cho tiết học về dinh dưỡng khiến cho học sinh vô cùng thích thú và tham gia nhiệt tình.
  • Quản lý học sinh: Một trong những vấn đề khó khăn của nhóm khi tổ chức CLB là kĩ năng quản lý học sinh. Với điều kiện học ngoài trời và thời gian cuối giờ học, các bạn học sinh còn tham gia thiếu tập trung, mất trật tự và tự do. Giải pháp nhóm đưa ra là thay vì áp đặt quy định bởi giáo viên, cả lớp sẽ cùng thống nhất để đặt ra các quy định và nghiêm túc thực hiện, đồng thời, tổ chức các nhóm học nhỏ, phân công nhiệm vụ rõ ràng cũng như dành thời gian để các bạn được tự do hoạt động các công việc yêu thích trong khu vườn. 
  • Vai trò của nhà trường: Nhà trường nên định hướng cho giáo viên giáo viên thể kết hợp các nội dung học tập tại vườn trường trong các môn học như môn Nghệ thuật, Khoa học và tự nhiên, Giáo dục lối sống, Toán học… Bên cạnh đó, nhà trường cần chủ động xây dựng và tích cực thực hiện các hoạt động ngoại khóa để duy trì hoạt động lâu dài. Để có thể xây dựng một chương trình hiệu quả, nhà trường cũng nên chủ động huy động thêm các nguồn lực hỗ trợ như cha mẹ học sinh và nhóm TNV (những bạn trẻ/phụ huynh đam mê về làm vườn và giáo dục).

(Nguồn: Live & Learn)

Tải về file tài liệu tham khảo tại đây

e3.pdf
File Size: 246 kb
File Type: pdf
Download File

0 Comments



Leave a Reply.

Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Tại sao cần trường học xanh
    • Chuyện gì đang xảy ra?
    • Tại sao trường học cần hành động?
    • Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam
  • Giải pháp cho trường học
    • Các trụ cột của trường học xanh >
      • Chính Sách Quản Lý
      • Cơ sở vật chất
      • Giáo dục truyền thông
      • Thực hành xanh của học sinh
    • CÁC GIẢI PHÁP TRƯỜNG HỌC XANH THEO TỪNG CHỦ ĐỀ >
      • Không khí​ >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Năng Lượng >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Rác Thải >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Nước >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
      • Không gian xanh và các chủ đề khác >
        • Chính Sách Quản Lý
        • Cơ sở vật chất
        • Giáo dục truyền thông
        • Thực hành xanh
        • Tài liệu giáo dục
  • Các bước thực hiện
    • Thành lập Ban Môi trường
    • Khảo sát, đánh giá
    • Lập kế hoạch
    • Tổ chức thực hiện
    • Giám sát và đánh giá
    • Truyền thông và lan tỏa
  • Tài liệu tham khảo
    • Hướng dẫn chung
    • Chủ đề không khí
    • Chủ đề năng lượng
    • Chủ đề rác thải
    • Chủ đề nước
    • Chủ đề không gian xanh
    • Tài liệu tham khảo
    • Chú thích
  • Liên hệ