2. Theo dõi chỉ số chất lượng không khí Theo dõi mạng lưới quan trắc của các cơ quan nhà nước và đại sứ quán: Các máy đo này có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, được chứng nhận, số lượng máy rất hạn chế và cần liên tục được bảo dưỡng rất tốn kém.
Các máy đo loại này có chi phí thấp nên được lắp đặt ở rất nhiều địa điểm, chất lượng kỹ thuật cần được hiệu chuẩn và máy cần được bảo dưỡng thường xuyên.
– AQI phản ánh chất lượng không khí tại một khu vực nhất định ở một thời điểm nhất định (theo giờ/ngày). – Để đánh giá chất lượng không khí của một khu vực rộng (ví dụ AQI toàn thành phố Hà Nội), cần thu thập, so sánh và đánh giá dữ liệu từ các trạm quan trắc khác nhau trên toàn địa bàn. Khi theo dõi chỉ số CLKK AQI nên theo dõi diễn biến, xu hướng chứ không chỉ nhìn vào 1 giá trị tuyệt đối ở 1 thời điểm và địa điểm. Trong đó: – Theo dõi mức độ chất lượng không khí để có các hoạt động phù hợp. – Theo dõi xu hướng để biết diễn biến chất lượng không khí. Nên tìm hiểu xem nguồn tin sử dụng loại máy đo có (i) chất lượng tin cậy; (ii) cách tính chỉ số chất lượng không khí như thế nào (theo giờ, theo ngày, theo bụi PM2,5 hay theo nhiều thành phần chất gây ô nhiễm); (iii) có máy đo quanh khu vực mình đang ở không? Các chỉ số đo khác nhau có thể do nhiều nguyên nhân: (i) địa điểm đo khác nhau: nguồn gây ô nhiễm khác nhau, các điều kiện ảnh hưởng đến máy đo khác nhau; (ii) cách tính công thức khác nhau; (iii) thời điểm công bố thông tin khác nhau; (iv) máy đo khác nhau. Tải về tài liệu tại đây
0 Comments
Leave a Reply. |